Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Lâm Đồng cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.
Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của Lâm Đồng đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.
Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Lâm Đồng được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.
So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lâm Đồng 2021 cập nhật từ đội ngũ chuyên gia giải đề của chúng tôi (đáp án mang tính chất tham khảo).
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Cách giải:
Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long.
Tác phẩm được viết theo thể loại truyện ngắn.
Câu 2:
Cách giải:
Từ liên kết: Nhưng
Phép liên kết: Phép nối
Câu 3:
Cách giải
1. Mở đoạn
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: sống có ích.
2. Thân đoạn
- Giải thích: Sống có ích là một lối sống lành mạnh, vì lợi ích cho chính mình cũng như cho cộng đồng, xã hội
- Bàn luận:
- Biểu hiện của sống đẹp:
+ Sống văn minh
+ Sống khoan dung, yêu thương và quan tâm mọi người xung quanh
+ Sống đúng với lương tâm của mình, không đi ngược đạo lí làm người
+ Sống lạc quan, yêu đời
- Ý nghĩa của sống đẹp:
+ Được mọi người yêu quý
+ Làm cho chúng ta cảm thấy yêu đời và thoải mái hơn
+ Giúp cuộc sống và xã hội tươi đẹp hơn
- Làm thế nào để có đạo lí sống đẹp:
+ Sống phải biết nghĩ cho người khác
+ Phải biết cống hiến
+ Biết lựa chọn những giá trị đẹp để tiếp thu và học hỏi.
- Chứng minh: Các hoạt động ngày thường, yêu thương ông bà cha mẹ, học tập tốt, biết bảo vệ môi trường...
- Phản đề: những lối sống không lành mạnh, thiếu lạc quan sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chính con người họ và ảnh hưởng cho cả xã hội.
- Bài học, liên hệ: Mỗi cá nhân phải nhận thức được lối sống có ích, có những hành động, việc làm đúng đắn.
3. Kết đoạn
Mở rộng, kết luận lại vấn đề.
II. LÀM VĂN
Cách giải:
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà: Tác phẩm được sáng tác vào năm
1966 khi miền Bắc đang trong thời kỳ hòa bình còn miền Nam vẫn đang trong ách thống trị của đế quốc Mỹ. Nhiều người con đất Bắc phải lên đường vào Nam để tham gia cuộc kháng chiến ác liệt.
- Dẫn dắt vấn đề: Phân tích nhân vật bé Thu để thấy được tình cảm cha con sâu nặng không chiến tranh nào có thể tàn phá.
II. Thân bài
* Khái quát cảnh ngộ của bé Thu: Ba đi chiến đấu từ khi bé còn rất nhỏ, nên hình ảnh người ba trong bé vô cùng ít ỏi. Gia đình chỉ cho bé xem hình ba mà thôi. Chính điều này đã gây ra những bi kịch giằng xé khi ba cô bé trở về thăm nhà mấy ngày sau tám năm xa cách.
1. Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh, ương ngạnh
- Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, khi nghe tiếng ông Sáu ở bến xuồng, Thu “giật mình tròn mắt nhìn”. Nó ngơ ngác lạ lùng nhìn rồi bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “má, má”.
- Trong 3 ngày ông Sáu nghỉ phép bé Thu bướng bỉnh không nhận cha:
+ Thu xa lánh ông Sáu trong khi ông Sáu luôn tìm cách vỗ về, Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba
+ Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, nhờ ông chắt nước cơm nhưng lại nói trổng
+ Bị dồn vào thế bí nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy rá chắt nước cơm chứ không chịu gọi ba
+ Thu hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe, bị ba đánh đòn nhưng cô không khóc mà chạy sang nhà ngoại
→ Bé Thu “cứng đầu” ương ngạnh nhưng giàu tình yêu thương cha
2. Bé Thu có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt
- Trước lúc ông Sáu lên đường
+ Tình cha con trở lại vào khoảnh khắc ly biệt ngắn ngủi đem lại cho người đọc xúc động nghẹn ngào
+ Trước khi ông Sáu vào chiến khu, bé Thu được bà giải thích vết thẹo trên má ông Sáu, con bé lăn lọn suốt đêm không ngủ được, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn
- Cuộc chia tay cảm động giữa ông Sáu và bé Thu
+ Bé Thu chia tay ba nhưng tâm trạng khác trước, nó không bướng bỉnh nhăn mày cau có nữa
+ Tiếng gọi ba cất lên trong sâu thẳm tâm hồn bé bỏng của con bé, sự khao khát tình cha con bị kìm nén bỗng bật lên, tiếng gọi suốt 8 năm chờ đợi
+ “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”. Nó hôn khắp người ông Sáu và hôn cả vết sẹo dài trên má ông
+ Hai tay Thu ôm chặt cổ ba, chân quắp chặt lấy ba không muốn ông Sáu rời đi
→ Bé Thu có tình yêu thương cha mãnh liệt, vô bờ
III. Kết bài
- Tác giả thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc biệt tâm lý nhân vật trẻ em rất tinh tế, điều này thể hiện tấm lòng yêu thương của nhà văn với con người.
- Bé Thu là nhân vật được khắc họa với nhiều biến chuyển về tâm lý, ở em là đứa trẻ hồn nhiên, bướng bỉnh và giàu tình yêu thương vô bờ bến dành cho cha.
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là tự sự.
Câu 2:
Cách giải:
Cậu bé miệt mài đọc sách vì cậu hiểu được rằng thời trẻ không học, lớn lên sẽ trở thành người vô dụng.
Câu 3:
Cách giải:
Lời dẫn trực tiếp trong văn bản trên là:
- Nói khẽ: “Con ơi, trời sắp sáng rồi, con mau nghỉ đi”
- Cậu bé lễ phép đứng dậy nói: “Thưa mẹ, con đi ngủ đây, Mẹ dệt vải cũng mệt rồi, mau đi nghỉ thôi ạ”.
Câu 4:
Cách giải:
Bài học ý nghĩa nhất đối với bản thân (các em có thể lựa chọn bài học sao cho phù hơp)
- Cần biết quý trọng thời gian
- Biết chăm chỉ học tập để làm người có ích cho xã hội
- Mọi sự nỗ lực, cố gắng của bản thân đều được đền đáp một cách xứng đáng
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Cách giải:
I. Mở bài
Dẫn dắt vào vấn đề: Có người từng nói: "Người nào dám lãng phí một giờ đồng hồ nghĩa là chưa phát hiện giá trị của cuộc sống”. Thời gian là thứ có giá trị không thể nào đong đếm được.
II. Thân bài
1. Bàn luận, phân tích:
- Thời gian là một thứ trừu tượng, trôi qua từng ngày, ta không cảm nhận thời gian một cách trực quan như nhìn hay chạm vào, ta cảm sự trôi chảy của thời gian qua sự thay đổi của sự vật tồn tại xung quanh mình.
- Thời gian là thứ tiền bạc không thể mua được, một đi không trở lại, một khi đã qua đi không thể nào lấy lại được. Nếu để lỡ mất thời gian dù có hối tiếc cũng thể lấy lại được (“Nếu một người cho bạn thời gian của của mình, anh ta không thể cho bạn món quà nào quý giá hơn nữa”).
- Thời gian giúp vạn vật vận động theo đúng quy luật, trình tự của nó (Con người, cây cối trưởng thành rồi chết đi, xã hội cũng thay đổi theo thời gian).
- Thời gian giúp con người tích lũy được giá trị, không chỉ vật chất mà quan trọng hơn là tinh thần, nếu biết tận dụng tốt sẽ tích sẽ khiến giá trị bản thân tăng lên (trưởng thành hơn, hiểu biết hơn...).
- Thời gian giúp thay đổi suy nghĩ, tình cảm của con người: giúp xóa nhòa nỗi đau, hận thù, thậm chí làm phai nhạt tình cảm yêu thương, thay đổi tính tình của con người.
2. Mở rộng vấn đề
- Quý trọng thời gian không có nghĩa là phải sống gấp gáp, chạy theo thời gian mà là biết trân trọng từng giây, sống hết mình, cống hiến hết mình cho cuộc đời.
- Không chỉ dành thời gian ra để làm việc như một cỗ máy mà cũng cần cả thời gian nghỉ ngơi hợp lý, quan tâm yêu thương mọi người xung quanh có như vậy mới là tận dụng hết giá trị đích thực của thời gian.
- Ngày nay vẫn còn một bộ phận giới trẻ chưa biết quý trọng giá trị của thời gian, để thời gian trôi đi vô nghĩa, không tích lũy được giá trị cho bản thân, Ví dụ: chỉ biết vui chơi, thay vì tận dụng thời gian để học lại sa vào trang mạng xã hội than thở học vất vả...
3. Liên hệ bản thân
- Cần có thái độ phê phán những người không biết quý trọng thời gian.
- Là một học sinh cần ý thức được giá trị quý báu của thời gian để tránh làm lãng phí thời gian của mình cũng như của những người xung quanh.
- Biết cách lên kế hoạch, sắp xếp mọi việc sao cho sử dụng quỹ thời gian hiệu quả nhất: biết phân chia hợp lý giữa thời gian học tập và vui chơi giải trí ...
- Nhưng tránh hấp tấp nóng vội bởi mỗi việc cần được đầu tư một quỹ thời gian nhất định của nó thì có thể thành công, chỉ cần biết làm chủ thời gian, nỗ lực và kiên trì ắt sẽ thành công.
- Sống hết mình từng giây từng phút để không hối hận khi thời gian qua đi, để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
III. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề: Mỗi người hãy trân trọng từng phút giây mình đang sống, bạn có thể trì hoãn nhưng thời gian thì không.
Câu 2:
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Thanh Hải (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)
- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)
- Giới thiệu khái quát về nhan đề vài thơ và dẫn vào ý kiến cần làm rõ.
2. Thân bài
a. Ý nghĩa nhan đề
- “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ:
- Mùa xuân” mang ý nghĩa tả thực – đó là mùa khởi đầu của một năm, là mùa của lộc non lá biếc, của vạn vật sinh sôi nảy nở. “Mùa xuân” còn mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân hay chính là sức trẻ trong tâm hồn và trí tuệ, là nhiệt huyết và năng lực cống hiến của mỗi người vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, của đất nước.
- Tính từ/ Từ láy “nho nhỏ” chỉ kích thước, hình khối đi kèm với một danh từ trừu tượng “mùa xuân”: khiến mùa xuân là khoảng thời gian trừu tượng hiện lên có hình khối, đường nét rõ ràng, được định vị và xác định rõ ràng như một vật thể.-> làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, rất khiêm nhường.
=> Đặt trong hoàn cảnh sáng tác, hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
b. Tác dụng nhan đề
- Thể hiện phát hiện mới mẻ của ông.
- Thể hiện quan niệm sống về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, cá nhân và cộng đồng. Cổ vũ cho lối sống tính cực: ai cũng cần đóng góp cho cộng đồng, dân tộc.
- Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm.
- Làm nổi bật chủ đề bài thơ
=> Người ta đã dùng nhiều định ngữ gắn với mùa xuân, nhưng đến “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải đã mang đến một phát hiện vô cùng mới mẻ và độc đáo, vừa thể hiện sự sáng tạo trong thơ ca vừa cho thấy niềm ham sống, khát khao dâng hiến trọn vẹn cho cuộc đời của thi nhân.
3. Kết bài
Khẳng định lại nhận định và kết luận về giá trị, ý nghĩa của nhan đề trong việc tạo nên thành công của tác phẩm.
Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Lâm Đồng các môn khác:
Xem ngay điểm chuẩn vào lớp 10 tỉnh Lâm Đồng 2021 chính xác nhất.
Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2021 của Lâm Đồng, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Lâm Đồng năm 2021, hỗ trợ tải file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!