Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Sơn La cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.
Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của Sơn La đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.
Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Sơn La được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.
Trích dẫn nội dung đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 sở giáo dục Sơn La:
So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sơn La 2021 cập nhật chính từ đội ngũ chuyên gia giải đề của chúng tôi (đáp án mang tính chất tham khảo).
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.
Câu 2:
Cách giải:
Theo đoạn trích, “một tâm hồn trong sáng, khỏe mạnh” mang lại cho chúng ta cuộc sống yên vui, hạnh phúc ngay cả khi ta gặp phải những nghịch cảnh khó khăn. Còn nếu “sống buông trôi, thiếu hiểu biết” thì cuộc đời sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.
Câu 3:
Cách giải:
Hình ảnh ẩn dụ: tâm hồn => ví tâm hồn ta như một khu vườn, nếu bỏ mặc thì đó sẽ là một khu vườn khô cằn hoặc đầy cỏ dại
=> Ý nghĩa: Khiến cho đối tượng nghị luận trở nên sinh động, gợi lên những liên tưởng ý vị, sâu sắc.
Câu 4:
Cách giải:
Em đồng ý với ý kiến.
Vì tâm hồn mỗi người rất quan trọng và đáng quý, một tâm hồn trong sáng, lành mạnh sẽ mang lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên, giúp con người có thêm nghị lực và niềm tin vượt qua khó khăn, chiến thắng nghịch cảnh. Tâm hồn lành mạnh cũng sẽ góp phần nuôi dưỡng và phát triển thể xác, giúp người ta có cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Cách giải:
I. Mở đoạn:
- Xác định vấn đề cần nghị luận: cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn
II. Thân đoạn:
Triển khai vấn đề nghị luận
1. Giải thích
- Tâm hồn con người là tổng hòa của nhiều yếu tố như cảm xúc, nhận thức, lí trí, khát vọng… Người có tâm hồn đẹp là người có tấm lòng nhân ái, bao dung, nhạy cảm trước mọi nỗi niềm của con người.
- Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp của phẩm chất bên trong, là yếu tố tạo nên nét đẹp chân chính của mỗi người.
2. Bàn luận
- Nuôi dưỡng tâm hồn là điều rất quan trọng và thật cần thiết. Việc làm ấy cần được tiến hành thường xuyên và ngay từ khi còn nhỏ.
- Làm thế nào để nuôi dưỡng tâm hồn đẹp: Biết quan sát, lắng nghe, học hỏi, nhạy cảm, thấu hiểu, chia sẻ với người khác để cùng hướng tới những điều thiện
- Mỗi người có thể nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng nhiều cách khác nhau: + Biết lắng nghe sự chỉ bảo của ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo
+ Không ngừng học hỏi để nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết
+ Luôn hướng thiện và có tâm hồn đồng cảm với người khác
+ Biết cách sống mình vì mọi người, bản thân không bao giờ vụ lợi và luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống
+ Tránh gây tổn thương cho những người xung quanh
+ Biết chia sẻ niềm vui mà bạn mình vừa nhận được,… lời nói đi đôi với việc làm, hành động bên ngoài thống nhất với suy nghĩ bên trong…
- Phản đề: Phê phán một số người hiện nay thường chỉ quan tâm đến vẻ đẹp hình thức, ra sức chăm chút cho vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài mà không quan tâm trau dồi vẻ đẹp tâm hồn (công, dung, ngôn, hạnh)
III. Kết đoạn:
Bài học nhận thức
- Cái đẹp tiềm ẩn bên trong phẩm chất, tính cách mới tạo nên giá trị đích thực của mỗi con người, vẻ đẹp tâm hồn tôn vinh thêm cho vẻ đẹp hình thức
- Vẻ đẹp tâm hồn làm nên giá trị sâu xa, bền vững của con người.
- Con người ta chỉ hoàn thiện khi có sự hài hoà giữa vẻ đẹp hình thức với vẻ đẹp tâm hồn.
Câu 2:
Cách giải:
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)
– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đồng chí” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)
– Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và vẻ đẹp hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp
2. Thân bài:
a. Hình ảnh người lính hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:
- Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa. Từ "mặc kệ"cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính.
Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong cơn gió nơi quê nhà xa xôi.
b. Thông cảm với nhau về bệnh tật trong chiến đấu mà người lính mắc phải:
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"
=> thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật.
c. Chia sẻ những gian lao và thiếu thốn trong cuộc đời người lính:
"Áo anh …..chân không giày"
NT: Sử dụng các câu thơ sóng đôi, đối ứng, tả thực. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội
- Sự yêu thương nhau thể hiện chân thành giản dị họ nắm tay để truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh của tình đồng chí hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở "chân không giày" và thời tiết "buốt giá"
→ Sức mạnh của tình cảm keo sơn gắn bó sâu sắc giữa những người lính giúp họ vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn và gian khổ.
=> Sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp. Chân dung anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến sống gian khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ.
d. Sự lãng mạn và lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ:
- Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: Dù hoàn cảnh như thế nào thì cũng bên cạnh nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
- Trên cảnh rừng hoang sương muối là 3 hình ảnh gắn kết: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay -> Hình ảnh đẹp về tình đồng đội
⇒ Làm nên sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn.
3. Kết bài
Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản của hình ảnh người lính và tình đồng đội, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Câu 1:
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: theo đuổi đam mê.
2. Thân bài
a. Giải thích
- "Đam mê": Là cảm giác mong muốn, khát khao có được ai đó hay làm được điều gì đó, bị hấp dẫn bởi một sự vật, sự việc. Là một quá trình trải nghiệm, khi bạn đã trải qua quá trình thực tiễn với công việc một thời gian, cảm thấy thực sự yêu thích công việc và theo đuổi công việc sở thích đó tới cùng cho dù phải chấp nhận hy sinh nhiều thứ trong cuộc sống.
b. Phân tích
- Niềm đam mê là, chính đáng, bổ ích luôn được tôn trọng, đề cao.
- Đam mê học hỏi sẽ khiến chúng ta học tập trong trạng thái vui vẻ phấn khích, từ đó học tập có hiệu quả hơn. là động lực để ta học ở mọi lúc mọi nơi tiếp xúc với mọi nguồn kiến thức, từ đó mở rộng vốn hiểu biết của mình. Quá trình học luôn là quá trình lâu dài, vất vả nhưng đối với người có niềm đam mê mãnh liệt thì học sẽ dễ dàng vượt qua, xem khó khăn là cơ hội
- Có đam mê đồng nghĩa với bạn có mục tiêu cuộc đời, bạn sẽ có mục đích sống, từ đó cố gắng kiên trì theo đuổi và thành công.
- Đam mê là cơ sở, nguồn gốc để chúng ta có cách sống, lối suy nghĩ tích cực, rèn luyện bản thân...
c. Chứng minh
- Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người theo đuổi đam mê và đạt được thành công, đem lại những giá trị lớn lao.
d. Phản biện
- Tuy nhiên không phải lúc nào theo đuổi đam mê cũng có thể đạt được thành công, niềm yêu thích phải đi đôi với năng lực và thiên phú của bản thân.
- Đôi khi ta phải chấp nhận bản thân không giỏi lĩnh vực mà mình đam mê, nên khám phá nhiều khía cạnh khác nhau để tìm ra thế mạnh của bản thân, vừa phát triển được nhân cách lại có thời gian cho đam mê của mình.
3. Kết bài
- Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của niềm đam mê gắn liền với năng lực; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu 2:
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu về nhận định được trích dẫn.
- Giới thiệu về tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) liên hệ tới nhận định.
2. Thân bài
a. Giải thích nhận định:
- Ra-xum Ga-đa-tôp đặt ra yêu cầu với nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học chân chính:
+ Nội dung: “cần hát đúng giai điệu về thời đại mình”- văn học phản ánh chân thực thời đại: hình ảnh cuộc sống, con người, những nét đặc trưng tiêu biểu của xã hội, sự vận động của lịch sử, hơi thở của cuộc sống, tâm hồn của con người…
+ Nghệ thuật: miêu tả thời đại một cách trung thực bằng những “hình ảnh hấp dẫn, không chút giả tạo” - hình ảnh sinh động cuốn hút nhưng chân xác, phù hợp với thực tế.
-> Ý kiến của Ra-xum Ga-đa-tôp đề cập đến chức năng của văn học, mối quan hệ mật thiết giữa cuộc sống, tác giả, tác phẩm.
b. Phân tích:
- Ý kiến đúng đắn, là chân lý tươi xanh trong sáng tác và tiếp nhận văn học. Vì:
+ Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống hiện thực thông qua lăng kính chủ quan và sự sáng tạo của người cầm bút. Hiện thực cuộc sống là đối tượng khám phá của người viết, làm nên nội dung chủ đạo của một tác phẩm văn học.
+ Hiện thực mỗi thời kì khác nhau nên văn học mang nội dung cụ thể của thời đại: thời đại nào, văn học ấy. Mỗi tác phẩm chứa đựng một thông điệp gắn với thời đại lịch sử.
+ Một tác phẩm văn học vừa có giá trị hiện thực, vừa mang giá trị nghệ thuật. Bằng tài nghệ của mỗi nhà văn, thời đại được tái hiện qua các hình ảnh nghệ thuật sống động, mang dấu ấn sáng tạo tài hoa, nhưng vẫn phải mang tính chân thực, tự nhiên như cuộc đời.
c. Chứng minh
* Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận).
- Bài thơ ra đời vào năm 1958, khi đất nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và bắt tay xây dựng CNXH. Khắp nơi dấy lên phong trào sản xuất xây dựng đất nước. Chuyến đi thâm nhập thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh giúp Huy Cận thấy rõ diện mạo mới của đất nước và không khí lao động của nhân dân ta. Bài thơ đã “hát đúng giai điệu về thời đại mình”.
- “Giai điệu về thời đại” được Huy Cận khai thác:
+ Khúc ca về thiên nhiên quê hương đất nước giàu đẹp…
+ Khúc tráng ca về cuộc sống lao động của những người ngư dân ở vùng biển Quảng Ninh. Tác phẩm đã miêu tả hành trình ra khơi với công việc đánh cá vất vả nhọc nhằn giữa biển khơi. Đó cũng chính là công cuộc chinh phục thiên nhiên, làm giàu thêm cho đất nước.
+ Tác phẩm đã khắc hoạ những con người lao động mới của thời đại xây dựng CNXH: khoẻ khoắn, hăng say lao động, mang sức mạnh phi thường, tâm hồn bay bổng lãng mạn…
=> Đó cũng chính là tầm vóc và vị thế của người lao động đang làm chủ đất nước. (Chọn lọc, phân tích dẫn chứng tiêu biểu để làm rõ vẻ đẹp của con người mới trong thời đại mới)
* ''Bài thơ về tiểu đội xe không kính'' (Phạm Tiến Duật).
- Bài thơ ra đời vào năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ vào giai đoạn dữ dội khốc liệt nhất. Phạm Tiến Duật là nhà thơ trẻ trực tiếp hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn, đã phản ánh hiện thực nóng bỏng trong giai đoạn lịch sử đau thương nhưng vĩ đại.
- Giai điệu về thời đại được nhà thơ khai thác là:
+ Đó là sự tàn khốc dữ dội của chiến tranh: những mất mát, tốn thất hi sinh dưới sự tàn phá huỷ diệt của “bom giật bom rung”.
+ Cuộc sống nơi chiến trường, trên con đường Trường Sơn - tuyến lửa ác liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Giai điệu thời đại mà Phạm Tiến Duật đã phản ánh còn là vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe với những phẩm chất tiêu biểu: tư thế hiên ngang ung dung; tinh thần dũng cảm, lạc quan, yêu đời; ấm áp tình đồng chí, đồng đội; lòng yêu nước; ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam...
=> Đó là khí thế hào hùng của thời đại, lớp lớp thanh niên ''xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước''. Những chiếc xe không kính đã trở thành biểu tượng của một dân tộc anh hùng.
Nghệ thuật: Hai tác phẩm đều miêu tả một cách trung thực thời đại bằng những “hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo”.
- Hình ảnh đặc trưng tiêu biểu của cuộc sống lao động, chiến đấu.
- Khai thác chất liệu hiện thực sinh động ở từng thời đại, từng giai đoạn lịch sử.
- Ngôn ngữ phong phú: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” giàu tính khẩu ngữ, đậm đà chất lính…; Bài “Đoàn thuyền đánh cá” ngôn ngữ chắt lọc tinh tế, gợi cảm….
=> Đánh giá chung:
- Ý kiến có tính định hướng cho sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sỹ và sự tiếp nhận của người đọc.
- Hai tác phẩm là hai “giai điệu về thời đại”, phản ánh hai thời kì lịch sử của đất nước: xây dựng và chiến đấu, là ''những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo'' giúp cho thế hệ sau thấy được họ đã sống, lao động, chiến đấu và chiến thắng oanh liệt như thế nào…
3. Kết bài
- Khẳng định lại nhận định đã nêu.
- Khái quát lại những vẻ đẹp thời đại cơ bản trong hai tác phẩm và nêu lên suy nghĩ của bản thân.
Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Sơn La các môn khác:
Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2021 của Sơn La, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 tỉnh Sơn La có đáp án chính thức, hỗ trợ tải file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!