Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Thái Nguyên cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.
Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của Thái Nguyên đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.
Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Thái Nguyên được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.
Trích dẫn nội dung đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 sở giáo dục Thái Nguyên:
So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thái Nguyên 2021 cập nhật từ đội ngũ chuyên gia giải đề của chúng tôi (đáp án mang tính chất tham khảo).
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận
Câu 2
Cách giải:
Theo đoạn trích, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này.
Câu 3:
Cách giải:
Nội dung chính của đoạn trích: Biến đổi khí hậu và hành động của con người.
Câu 4:
Cách giải:
Học sinh có thể trình bày theo quan điểm cá nhân, lý giải.
Gợi ý:
Đồng tình
Lý giải:
Những việc làm của chúng ta ngày hôm nay sẽ gây tác động đến môi trường mà thế hệ sau chính là đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng từ hệ quả đó. Vì vậy nếu hôm nay chúng ta cùng nhau thay đổi để có môi trường xanh thì tương lai thế hệ sau của chúng ta sẽ được sống trong một cuộc sống trong lành, Trái đất trở thành một nơi tốt đẹp hơn và ngược lại.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Cách giải:
I. Mở đoạn
- Giới thiệu vấn đề
- Bạn quan tâm tới Trái Đất - hành tinh nơi chúng ta đang sống, vậy bạn sẵn sàng làm gì để bảo vệ hành tinh này? Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề: nóng lên toàn cầu, hệ sinh thái biển đang chết dần và sự sống của nhiều loài động vật đang bị đe dọa, thật khó để biết nên bắt đầu từ đâu. Nếu chỉ một cá nhân hành động sẽ không thể tạo ra sự khác biệt, nhưng nó sẽ đóng góp một phần nào đó vào công cuộc để bảo vệ Trái Đất.
II. Thân đoạn:
- Biểu hiện:
Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề: nóng lên toàn cầu, hệ sinh thái biển đang chết dần và sự sống của nhiều loài động vật đang bị đe dọa, thật khó để biết nên bắt đầu từ đâu. Nếu chỉ một cá nhân hành động sẽ không thể tạo ra sự khác biệt, nhưng nó sẽ đóng góp một phần nào đó vào công cuộc để bảo vệ Trái Đất.
=> Khẳng định tầm quan trọng ứng xử đối với người bất hạnh trong xã hội hiện nay.
- Nêu thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:
+ Trái đất ngày càng nóng lên
+ Không khí chứa nhiều thành phần gây hại hơn
+ Nồng độ chì đã và đang tăng lên
+ Ô nhiễm từ các loại xe cộ...
- Những việc cần làm để trái đất trở nên tốt đẹp hơn:
+ Cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường
+ Có lối sống bền vững
+ Tiết kiệm nguồn điện, nguồn nước
+ Ít sử dụng hóa chất
+ Ngăn chặn chặt phá và khai thác rừng,...
+ Bảo vệ các loài động vật quý hiếm...
+ Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xử lý những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm.
+ Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, hiểu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người…
+ Tái chế rác thải, tái sử dụng giấy
+ Giảm thiểu chất thải và tác động của môi trường
.....
- Bài học nhận thức và hành động
+ Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường.
+ Hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mình, của tất cả những người quanh mình, của toàn xã hội.
III. Kết đoạn
- Khái quát lại vấn đề vừa bàn luận.
- Liên hệ bản thân.
Câu 2:
Cách giải:
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)
– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đồng chí” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)
– Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và hình ảnh người lính.
2. Thân bài:
Hình ảnh người lính hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:
a. Thông cảm với nhau về bệnh tật trong chiến đấu mà người lính mắc phải:
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"
=> thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật.
b. Chia sẻ những gian lao và thiếu thốn trong cuộc đời người lính:
"Áo anh …..chân không giày"
NT: Sử dụng các câu thơ sóng đôi, đối ứng, tả thực. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội
- Sự yêu thương nhau thể hiện chân thành giản dị họ nắm tay để truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh của tình đồng chí hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở "chân không giày" và thời tiết "buốt giá"
→ Sức mạnh của tình cảm keo sơn gắn bó sâu sắc giữa những người lính giúp họ vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn và gian khổ.
=> Sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp. Chân dung anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến sống gian khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ.
c. Sự lãng mạn và lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ:
- Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: Dù hoàn cảnh như thế nào thì cũng bên cạnh nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao4
- Trên cảnh rừng hoang sương muối là 3 hình ảnh gắn kết: người lính, khẩu súng, vầng trăng.-> Hình ảnh đẹp về tình đồng đội
⇒ Làm nên sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn.
- "Đầu súng trăng treo"
"suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng ở trên đầu mũi súng"(suy nghĩ của tác giả → hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc của tác giả.)
+ Súng và trăng, gần và xa , thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.
→ Các mặt này bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính cách mạng (biểu tượng của thơ kháng chiến: kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn)
3. Kết bài
Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản của hình ảnh người lính và tình đồng đội, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Câu 1:
Cách giải:
1. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề nghị luận và trích dẫn ý kiến: “Khi mọi thứ đang chống lại bạn, hãy nhớ rằng, máy bay cất cánh bằng cách bay ngược chiều gió chứ không phải xuôi chiều gió”.
2. Thân bài
* Giải thích: Nghịch cảnh giúp con người trưởng thành
=> Giống như máy bay cất cánh bằng cách bay ngược chiều gió, con người ta lớn lên và trưởng thành qua nghịch cảnh và khó khăn. Thông qua những khó khăn, trắc trở, con người sẽ học hỏi thêm được nhiều kiến thức, tích lũy thêm nhiều những kinh nghiệm mới.
* Biểu hiện:
- Sau mỗi lần gặp phải khó khăn, mỗi chúng ta đều cố gắng tìm cách vượt qua, từ đó tích lũy thêm kiến thức và trải nghiệm cho bản thân.
- Thông qua những trải nghiệm đó, mỗi người học hỏi được nhiều điều hay hơn, bản thân cũng dần trưởng thành hơn.
- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể:
+ Khi đất nước rơi vào hoàn cảnh khó khăn (đói nghèo, chiến tranh,…), Bác Hồ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, học thêm nhiều ngoại ngữ, tiếp xúc với nhân dân ở các tầng lớp, đất nước khác nhau, không ngừng nâng cao hiểu biết và trải nghiệm cho bản thân, lấy đó làm cơ sở quay về lãnh đạo quân và dân ta đánh giặc, xây dựng đất nước phát triển.
+ Trong tình trạng dịch bệnh diễn biến cam go, toàn thể nhân dân đã cùng đồng lòng chống dịch. Những tấm gương về lòng yêu thương san sẻ, hình ảnh về những chiến binh áo trắng ngày đêm chăm sóc cho bệnh nhân, từ người già đến trẻ nhỏ, tùy theo sức của mình mà gom góp, giúp đỡ cộng đồng đã cho thấy tinh thần chiến đấu anh dũng và tình cảm yêu thương đùm bọc, truyền thống “Lá lành đùm lá rách” từ bao đời nay của nhân dân Việt Nam ta. Với những nỗ lực và tinh thần đoàn kết đồng lòng như thế, nhân dân ta ắt sẽ thắng đại dịch, xây dựng đời sống phồn thịnh ấm no.
+ Cá nhân em cũng trưởng thành qua mỗi khó khăn gặp phải, ví dụ sau mỗi kỳ thi khó, em chăm chỉ học tập và trau dồi kiến thức mở rộng vốn hiểu biết và năng lực của bản thân.
* Ý nghĩa:
- Bác Hồ đã chèo lái con thuyền Cách mạng đến bến bờ thành công...
- Nước Việt Nam cơ bản kiểm soát được đại dịch COVID, chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân,… - Giúp con người sống mạnh mẽ, kiên cường, kiên trì theo đuổi giấc mơ
- Không ngại khó khăn gian khổ, nỗ lực hết sức mình
- Sau khó khăn chông gai, cố gắng không ngừng sẽ đạt được thành tựu xứng đáng
* Phản đề: Những người luôn lo sợ trắc trở, ngại khó ngại khổ mà không cố gắng hết sức mình, sống thiếu nghị lực, niềm tin, mất phương hướng,…
* Liên hệ, rút ra bài học: Không ngừng học hỏi và trau dồi tri thức, trải nghiệm; luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách, kiên trì theo đuổi ước mơ,…
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề
- Rút ra bài học cho bản thân.
Câu 2:
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa".
- Khái quát sơ lược về nội dung bàn luận của nhà phê bình văn học Ngô Văn Giá: Triết lý sống lặng lẽ thông qua nhân vật anh thanh niên
- Giới thiệu về một điều lặng lẽ trong tác phẩm còn xôn xao trong lòng em: Sự cống hiến thể hiện qua lý tưởng và trách nhiệm một cách âm thầm và lặng lẽ của nhân vật anh thanh niên.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Lặng lẽ: Là lối sống âm thầm, không khoa trương
- Xôn xao: Là những suy ngẫm còn đọng lại trong lòng người đọc.
=> Anh thanh niên trong tác phẩm có một cuộc sống lặng lẽ trên đỉnh Yên Sơn. Thế nhưng lý tưởng, trách nhiệm của anh lại để lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm.
b. Chứng minh:
* Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” có một cuộc sống lặng lẽ:
+ Sống trên đỉnh núi cao cùng công việc đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây và đo chấn động mặt đất"
+ Vượt lên thời tiết khắc nghiệt, giá rét, dù mưa tuyết giá lạnh vẫn "trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã quy định".
+ Vượt qua sự cô đơn bằng lòng yêu nghề và say mê công việc, gắn bó công việc với sinh mệnh của bản thân: "[...] khi ta làm việc, ta với công việc là đôi"
+ Tâm niệm những việc làm của bản thân sẽ đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
* Sự cống hiến âm thầm của anh thanh niên để lại nhiều suy ngẫm trong lòng người đọc
* Sự say mê và có trách nhiệm cao trong công việc
+ Anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng đồng.
+ Mỗi ngày đều phải báo cáo số liệu cụ thể vào 4 mốc thời gian là 4 giờ sáng, 11 giờ trưa, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.
- Anh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt:
• Có mưa tuyết, trời tối đen, "gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới"
• “gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cánh mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được".
-> Nghệ thuật so sánh, liệt kê, nhân hóa được dùng hiệu quả, giúp người đọc cảm nhận thật rõ về sự khắc nghiệt của thời tiết Sa Pa.
- Thái độ của anh với công việc:
• Vui vẻ, hồ hởi chia sẻ về công việc của mình rất chi tiết, tỉ mỉ, đầy hào hứng.
• Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn chăm chỉ, cần mẫn, đều đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. => Anh thanh niên là một người yêu công việc, say mê lao động; có tinh thần trách nhiệm cao, có lí tưởng sống đẹp và tinh thần vượt khó, sẵn sàng chấp nhận thử thách.
* Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng
• Sống giữa những năm tháng chống Mĩ, anh luôn khát khao được cầm súng ra mặt trận, anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính...
• Ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt bao thử thách, gian khổ, đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ.
• Cũng vì ý thức trách nhiệm ấy mà anh không những không cảm thấy chán, không cảm thấy sợ mà còn đặc biệt yêu nghề, say mê với công việc của mình: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi..." c. Suy ngẫm, liên hệ
Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh của anh đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi gương để đi theo bước chân dũng cảm, cao đẹp của cha anh ngày trước.
- Thế hệ trẻ cần trau dồi, học tập tốt để cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước. Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp ấy sẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp tâm hồn trong mỗi con người.
- Phê phán những người sống không có trách nhiệm, ích kỉ, chỉ vì lợi ích của bản thân.
3. Kết bài:
Khái quát lại vấn đề nghị luận, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của đoạn trích.
Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Thái Nguyên các môn khác:
Cập nhật điểm chuẩn vào lớp 10 tỉnh Thái Nguyên 2021 chính xác nhất. Mời các bạn tham khảo tại đây.
Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2021 của Thái Nguyên, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi
CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải đề thi lên lớp 10 môn Văn năm học 2020-2021 tỉnh Thái Nguyên có đáp án hoàn toàn miễn phí