Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Bắc Giang cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.
Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của Bắc Giang đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.
Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Bắc Giang được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.
Trích dẫn nội dung đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 sở giáo dục Bắc Giang:
So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang 2021 cập nhật chính thức từ đội ngũ chuyên gia giải đề của chúng tôi (đáp án mang tính chất tham khảo).
I. ĐỌC HIỂU:
Cách giải:
1. Đoạn văn trên được viết theo thể thơ lục bát
2. Hai từ láy tượng thanh trong đoạn thơ: rì rào, lách cách.
3. Học sinh tự trình bày cảm nhận riêng của mình về cảnh vật được hiện lên qua hai dòng thơ. Chú ý lý giải. Gợi ý:
- Cảnh vật hiện lên là những hình ảnh rất đỗi thân thuộc, gần gũi của làng quê Việt Nam. Đó là hình ảnh của bờ ruộng với những lối mòn, của hoa gạo, bãi dâu.
- Cảnh vật tạo cảm giác yên bình, nhẹ nhàng, khơi gợi cảm xúc người đọc về thời thơ ấu, đanh s thức tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của mỗi con người.
4. Hiệu quả của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên:
- Nhấn mạnh tình yêu thương của tác giả dành cho từng hình ảnh của quê hương mình dù đó là những hình ảnh bình dị nhất, đơn giản và mộc mạc nhất.
- Tạo nhịp điệu, gợi hình gợi tả cho tác phẩm.
5. * Học sinh thực hiện đúng yêu cầu của đề bài - Về hình thức: Một đoạn văn từ 5 đến 7 câu. - Về nội dung:
Học sinh trình bày cảm nhận, tình cảm, suy nghĩ của riêng mình. Gợi ý:
Mở đoạn:
Nêu vấn đề cần bàn luận – Tình yêu quê hương đối với những điều bình dị nhất.
Thân đoạn:
++ Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên
++ Quê hương gắn liền với những cảnh vật quen thuộc, những điều tưởng chừng rất đơn giản và bình dị
++ Yêu quê hương từ những điều bình dị nhất chính là trân trọng tất cả những điều ấy, bảo vệ, giữ gìn và làm
đẹp nhưng thứ bình dị đó.
++ Tình yêu quê hương không nhất thiết đến từ những điều lớn lao phi thương mà đôi khi nó đến từ nhưng tình yêu nhỏ bé, từ những cống hiến thấm lặng.
…..
(Học sinh tự lấy dẫn chứng phù hợp)
Kết đoạn:
Khái quát vấn đề bàn luận, nêu cảm xúc của em.
II. LÀM VĂN
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm "Chiếc lược ngà": + Nguyễn Quang Sáng (1932), quê ở An Giang.
+ Ông tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
+ Văn phong mộc mạc, đậm chất Nam Bộ.
+ Tác phẩm được sáng tác vào năm 1966, thời kì kháng chiến chống Mĩ + Chủ đề: tình cha con cảm động trong hoàn cảnh chiến tranh.
- Giới thiệu luận đề: Cảm nhận về hình ảnh ông Sáu khi ở chiến trường với tình cảm dành cho con mãnh liệt
2. Thân bài
a. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích nằm ở phần gần cuối cảu tác phẩm khi nhân vật bác ba nhớ lại hình ảnh ông Sáu khi ở chiến trường với những tình cảm sâu sắc dành cho đứa con gái ở nhà.
b. Hình ảnh của ông Sáu được thể hiện trong đoạn trích.
- Luôn cảm thấy ân hận, khổ tâm vì đã đánh con.
- Không quên lời hứa với con. Ông hiểu mơ ước ngây thơ của con. Cô bé muốn có 1 vật dụng để luôn nhớ về cha.
+ Dồn nỗi nhớ, tình yêu và sự day dứt vào việc làm chiệc lược ngà.
+ Ông tỉ mỉ cưa từng răng lược, cẩn thận khắc từng nét chữ “yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
+ Lúc nhớ con, ông lấy cây lược ra ngắm nghía, mài lên mái tóc.
- Thậm chí, cái chết cũng không cướp đi được tình yêu thương con của ông Sáu.
+ Vết thương nặng trong một trận càn khiến ông kiệt sức, không trăng trối được điều gì nhưng ông vẫn dồn hết tàn lực móc cây lược trao cho đồng đội và gửi gắm đồng đội mình qua ánh mắt.
+ Cây lược ấy đã được trao lại cho bé Thu. Tình cha con đã không chết, nâng đỡ cô bé trưởng thành, vượt lên mọi đau thương mất mát.
=>Ông Sáu là biểu tượng cho tình yêu thương, sự ân cần và che chở của người cha dành cho con mình. Qua đó ta thấy được sự bất tử của tình cảm cha con.
c. Đánh giá:
- Đoạn trích đã tái hiện thành công tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Từ đó, tác giả cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh; những bi kịch cùng tình cảm gia định đẹp đẽ trong thời chiến.
+ Tình huống truyện bất ngờ, độc đao, éo le
+ Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
+ Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc.
+ Hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi.
3. Kết bài
- Khẳng định lại hình ảnh của ông Sáu và ca ngợi tình cảm cha con đặc biệt là tình cảm của người cha được thể hiện thông qua đoạn trích.
- Nêu cảm nhận của bản thân.
Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Bắc Giang các môn khác:
Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2021 của Bắc Giang, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi