Logo

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Lạng Sơn có đáp án chính thức

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Lạng Sơn chính thức có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, chính xác từ sở giáo dục đào tạo Lạng Sơn dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo nhanh nhất, hỗ trợ file tải pdf, word miễn phí
2.6
7 lượt đánh giá

Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Lạng Sơn cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.

Đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 Lạng Sơn chính thức

Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của Lạng Sơn đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.

Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Lạng Sơn được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.

Trích dẫn nội dung đề  tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 sở giáo dục Lạng Sơn:

Phần Đọc hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Ông Hai hì hục vỡ một vạt đất rậm ngoài bờ suối từ sáng đến giờ, ông tính để trồng thêm vài trăm gốc sắn ăn vào những tháng đói sang năm. Có một mình, ông phải làm cố, hai vai ông mỏi nhừ. Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trái nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bóng phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đả,... Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.

(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.162-163)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm)

Chỉ ra từ biểu hiện phép lặp từ ngữ liên kết giữa hai câu văn sau: Ông nằm vất trên gường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em.

Câu 2 (0,5 điểm)

Theo đoạn trích, ông Hai có những mong muốn gì?

Câu 3: (1,0 điểm)

Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.

Em hiểu như thế nào về nội dung những câu văn trên?

Phần Làm văn (8,0 điểm)

Câu 4: (3,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 12 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lối sống hòa hợp với thiên nhiên.

Câu 5 (5,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dong người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.58)

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Lạng Sơn 2021

Đáp án đề thi Văn vào 10 năm 2021 tỉnh Lạng Sơn chính xác nhất

So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lạng Sơn 2021 cập nhật chính thức từ đội ngũ chuyên gia giải đề của chúng tôi (Đáp án mang tính chất tham khảo).

Phần Đọc hiểu

Câu 1.

Phép lặp: ông

Câu 2.

Theo đoạn trích, ông Hai muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…

Câu 3.

Nỗi nhớ làng của ông Hai vô cùng sâu đậm, cứ da diết trong lòng của ông khiến cho ông cảm thấy buồn bực không yên.

Phần Làm văn

Câu 4.

Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lối sống hòa hợp với thiên nhiên.

Gợi ý:

1. Thiên nhiên là gì? Môi trường tự nhiên là do thiên nhiên tạo ra cho con người như không khí, bầu trời, rừng, nước, động vật, thực vật… Con người sống và tồn tại không thể tách rời khỏi môi trường tự nhiên.

2. Ý nghĩa của thiên nhiên đối với cuộc sống con người.

- Môi trường tự nhiên cần thiết cho sự tồn tại của con người.

+ Cây xanh nhờ có quá trình quang hợp, cung cấp khí oxi cho con người hô hấp, duy trì sự sống trên trái đất.

=> Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời, nước, khí cacbonic (CO2) , chế tạo ra tinh bột, các chất hữu cơ cần thiết cho cây và nhả khí ôxi (O2).

+ Thiên nhiên cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu (dầu mỏ, khí đốt, than…), lương thực, thực phẩm (ngô, khoai, sắn…), dược phẩm (Cây thuốc nam), cảnh đẹp .... phục vụ cho nhu cầu của con người.

+ Môi trường tự nhiên là không gian sống của con người và sinh vật.

+ Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất, đá, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật. Cung cấp nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió, nước…

+ Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên. Tuy nhiên chức năng này là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.

3. Con người phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên:

+ Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ…

+ Đối với rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kỹ văn bản trước khi in, tận dụng giấy một mặt… Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố.

+ Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.

+ Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết…

+ Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển…

4. Liên hệ rút ra bài học: Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta.

Câu 5.

a) Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

+ Viễn Phương (1928 - 2005) là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.

+ Bài thơ Viếng lăng Bác (1976) không chỉ là nén hương thơm thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu mà còn là khúc tâm tình sâu nặng của Viễn Phương thay mặt đồng bào miền Nam gửi đến Bác trong những ngày đầu thống nhất.

- Dẫn dắt, giới thiệu 2 khổ thơ đầu: Hai khổ thơ đã bộc lộ tâm trạng nhà thơ khi nhìn thấy hàng tre bên lăng Bác, cảnh vật quanh lăng và đoàn người vào viếng lăng.

b) Thân bài

* Khái quát về bài thơ

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1976 khi Viễn Phương được vinh dự cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thủ đô Hà Nội viếng lăng Bác sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất và lăng Bác vừa được hoàn thành.

- Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.

* Phân tích hai khổ thơ đầu

Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác

- “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” -> lời tự giới thiệu như lời tâm tình nhẹ nhàng.

+ Cách xưng hô “con - Bác” thân thương, gần gũi, diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.

+ “Con” ở đây cũng là cả miền Nam, là tất cả tấm lòng của đồng bào Nam Bộ đang hướng về Bác, hướng về vị cha già kính yêu của dân tộc với một niềm xúc động lớn lao.

+ Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” một cách tinh tế -> Cách nói giảm, nói tránh nhằm làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát.

=> Bác đã mãi mãi ra đi nhưng hình ảnh của Người vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc.

- Cảnh quang quanh lăng Bác:

"...Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng."

+ Hình ảnh hàng tre

Trong màn sương trắng, hình ảnh gây ấn tượng nhất đối với tác giả là hàng tre.

Từ “hàng tre” được điệp lại hai lần trong khổ thơ gợi lên vẻ đẹp đẽ vô cùng của nó.

Phép nhân hóa trong dòng thơ: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giúp hình ảnh hàng tre hiện lên càng thêm đẹp đẽ vô cùng.

=> Hình ảnh hàng tre là hình ảnh thực hết sức thân thuộc và gần gũi của làng quê, đất nước Việt Nam; bên cạnh đó còn là một biểu tượng con người, dân tộc Việt Nam kiên trung bất khuất.

+ Thành ngữ “bão táp mưa sa” nhằm chỉ những khó khăn thử thách của lịch sử dân tộc tộc.

+ Dáng “đứng thẳng hàng” là tinh thần đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phục của một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ.

=> Niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc, con người Nam Bộ, những cảm xúc chân thành, thiêng liêng của nhà thơ và cũng là của nhân dân đối với Bác kính yêu.

Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ trước dòng người vào lăng

- Hình ảnh vĩ đại khi bước đến gần lăng Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân.

+ Cụm từ chỉ thời gian “ngày ngày” được lặp lại như muốn diễn tả hiện thực đang vận chuyển của thiên nhiên, vạn vật mà sự vận chuyển của mặt trời là một điển hình.

+ Hình ảnh "mặt trời"

“mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực : mặt trời thiên tạo, là nguồn sáng của vũ trụ, gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống và ánh sáng.
“mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ sáng tạo và độc đáo : hình ảnh của Bác Hồ vĩ đại. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh của dân tộc ta.

- Hình ảnh dòng người đang tuần tự tiến vào thăm lăng Bác:

+ Tác giả đã liên tưởng đó là “tràng hoa” được kết từ dòng người đang tuần tự, trang nghiêm bước vào viếng lăng, như đang dâng hương hoa lòng thơm ngát lên Bác kính yêu.

=> Sự tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc và nỗi tiếc thương vô hạn của muôn dân đối với Bác.

* Đặc sắc nghệ thuật trong khổ 1, 2

- Cảm xúc dâng trào, cách diễn đạt thật chân thật, tha thiết

- Hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ

- Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng.

- Hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm, tạo nên niềm đồng cảm sâu sắc trong lòng người đọc.

c) Kết bài

- Đánh giá khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của 2 khổ thơ.

Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Lạng Sơn các môn khác:

Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2021 của Lạng Sơn, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 tỉnh Lạng Sơn có đáp án chính thức, hỗ trợ tải file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
2.6
7 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status