Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Hà Nam cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.
Tham khảo thêm:
Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của Hà Nam đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.
Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Hà Nam được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.
Trích dẫn nội dung đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 sở giáo dục Hà Nam:
Trích dẫn nội dung đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 sở giáo dục Hà Nam:
So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nam 2021 cập nhật từ đội ngũ chuyên gia giải đề của chúng tôi (đáp án mang tính chất tham khảo).
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Cách giải:
Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả.
Câu 2:
Cách giải:
Trong đoạn trích những hình ảnh thể hiện ước nguyện của nhà thơ là: Con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến
Câu 3:
Cách giải:
Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (ta làm)
Tác dụng: Tạo nhịp điệu cho bài thơ, nhấn mạnh ước muốn được cống hiến cho đời của nhà thơ.
Câu 4:
Cách giải:
Học sinh có thể phân tích thông điệp mà bản thân cho rằng có ý nghĩa sâu sắc nhất, lý giải.
Gợi ý: Thông điệp: Sự cống hiến âm thầm lặng lẽ dù là từ những điều nhỏ bé nhất cũng khiến cuộc đời trở nên có ý nghĩa hơn.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Cách giải:
I. Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cống hiền thầm lặng vì tình yêu
II. Thân đoạn:
a. Giải thích vấn đề nghị luận
- Cống hiến: là tự nguyện dâng hiến công sức của mình, đóng góp sức mình cho cộng đồng, xã hội.
=> Cống hiến là một đức tính cao đẹp có trong tâm trí con người. Sự cống hiến luôn ẩn chứa đức hy sinh vì một tình yêu mà con người muốn dâng hiến theo sự mách bảo của trái tim…
b. Bàn luận về vấn đề nghị luận
- Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.
- Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.
- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...).
- Dẫn chứng: Những chiến sĩ thầm lặng cống hiến cho cuộc sống tươi đẹp hơn, Đội ngũ y Bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch COVID-19,....
- Ý nghĩa của sự cống hiến thầm lặng:
+ Thanh niên mang sức trẻ, sự nhiệt tình cống hiến hết mình cho đất nước sẽ khiến cho đất nước giàu mạnh, bền vững và không ngừng phát triển.
+ Cống hiến cho đất nước cũng cho thấy tinh thần trách nhiệm của bản thân với sự nghiệp chung.
+ Cống hiến cho đất nước còn giữ gìn truyền thống tốt đẹp của cha ông: cha ông đã bảo vệ tổ quốc khỏi kẻ thù, thế hệ trẻ cống hiến xây dựng đất nước.
+ Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là những chủ nhân tương lai của đất nước.
c. Phản đề
- Bên cạnh đó có 1 bộ phận thanh niên chưa xác định được tinh thần cống hiến, còn ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình
III. Kết đoạn:
Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với lối sống cống hiến.
Câu 2:
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương"
- Giới thiệu về nhân vật Vũ Nương.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác: Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI.
b. Phân tích nhân vật Vũ Nương
- Hoàn cảnh sống của Vũ Nương
+ Xã hội: chiến tranh phong kiến xảy ra, xã hội trọng nam khinh nữ
+ Gia đình: Hôn nhân không có sự bình đẳng về giai cấp, vợ chồng vì chiến tranh mà phải sống xa nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau.
- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
+ Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
+ Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng.
+ Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất.
+ Người mẹ thương con hết mực: bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé.
+ Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa.
- Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu
+ Nàng là nạn nhân của chế độ nam quyền Cuộc hôn nhân không bình đẳng về giai cấp: "vốn con kẻ khó" - "nhà giàu" Hôn nhân không có tình yêu và sự tự do.
+ Nàng là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa Chiến tranh khiến cho vợ chồng xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm Chiến tranh là ngòi nổ cho thói ghen tuông, đa nghi của Trương Sinh.
+ Bi kịch gia đình tan vỡ, phải tìm đến cái chết Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng. Bế tắc, nàng tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức
=> Cái chết tô điểm thêm tính chất bi kịch của thân phận Vũ Nương.
* Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật
+ Khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại...
+ Yếu tố kì ảo, kịch tính và có thực.
→ Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ, để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thương sâu sắc. c. Nhận xét tình cảm nhà văn dành cho nhân vật
- Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương nói riêng, người phụ nữ trong xã hội xưa nói chung, nhận ra được những vẻ đẹp từ dung mạo đến nội tâm của họ
- Thấu hiểu những vất vả, bi thương của người phụ nữ: lột tả được số phận cay nghiệt, hẩm hiu - Thương cảm với những bi kịch xảy đến trong cuộc sống của nhân vật, xây dựng một cái kết tốt đẹp cho Vũ Nương …
3. Kết bài
- Khái quát lại những vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương và tình cảm của nhà văn,
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của bản thân
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Cách giải:
Đoạn thơ trên được trích trong văn bản Nói với con của tác giả Y Phương
Câu 2
Cách giải:
Theo đoạn trích người cha vẫn muỗn con Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Nghĩa là sống thủy chung, tình nghĩa với quê hương nguồn cội
Câu 3:
Cách giải:
Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc (Sống…. không chê)
Tác dụng: Nhấn mạnh mong muốn của người cha. Mong con mình dù có làm gì, đi đâu cũng không luôn giữ trong lòng sự tình nghĩa, biết ơn nguồn cội.
Câu 4:
Cách giải:
- “Người đồng mình” là người bản mình, người quê mình – Y Phương có cách gọi rất độc đáo, rất gần gũi và thân thương về những con người quê hương.
=> Câu thơ vừa gần gũi, vừa thân thuộc gợi nên tình yêu thương chân thành mộc mạc, giản dị từ những người con quê hương. Thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương làng bản.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Cách giải:
I. Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa tình cảm gia đình trong cuộc sống mỗi con người.
II. Thân đoạn
1. Giải thích
- Gia đình là nơi sinh thành nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn tình cảm cho con người. Nơi đó có những người thân yêu cha mẹ, ông bà, anh chị em…
=> Khẳng định ý nghĩa, tình yêu thương của bản thân đối với gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị)
2. Biểu hiện của tình cảm gia đình:
- Ba mẹ thương yêu, chăm sóc con cái, luôn quan tâm và hỏi han con cái
- Là sự hi sinh cả tuổi thanh xuân của cha mẹ nuôi dạy con
- Ông bà tảo tần nuôi con khôn lớn, thương yêu cháu, dạy dỗ cháu nên người
- Con cái thương yêu, kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ
- Con cháu học tập có thành tích tốt để ông bà cha mẹ vui
- Con cháu biết trách nhiệm và vai trò của mình để tạo niềm vui cho ông bà, cha mẹ
- Anh chị em trong nhà yêu thương nhau, .....
3. Ý nghĩa
- Gia đình có tình cảm gia đình sẽ hạnh phúc
- Được mọi người thương yêu, quý mến và tôn trọng
- Ông bà cha mẹ tự hào
4. Vai trò của em trong tình cảm gia đình:
- Cố gắng học tập và rèn luyện
- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
5. Phê phán:
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không xem trọng hạnh phúc gia đình. Họ sống ích kỉ, chỉ biết đến nhu cầu và lợi ích của bản thân, không thực hiện các nghĩa vụ đối với gia đình. những người như thế thật đáng chê trách.
III. Kết đoạn:
- Đây là một tình cảm rất thiêng liêng
- Chúng ta cần học tập tốt để đền đáp công ơn của cha mẹ
Câu 2:
Cách giải:
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)
– Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Làng” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)
– Giới thiệu khái quát về nhân vật ông Hai và tình yêu quê hương đất nước.3
2. Thân bài
a. Tình yêu làng
* Niềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về làng của mình:
Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:
- Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em
- Lo lắng, nhớ đến làng: "Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá "
* Tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng Chợ Dầu đi theo giặc:
- Tin đến đột ngột , bất ngờ làm ông sững sờ, bàng hoàng “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, nước mắt giàn ra, giọng lạc đi” → Cảm xúc: đau đớn, tê tái, bẽ bàng
- Lảng chuyện cười nhạt thếch, cúi mặt mà đi → Trốn tránh vì xấu hổ và nhục nhã
- Về nhà: “Nằm vật ra giường” … “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ dàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ dúng hắt hủi đấy ư? …” → Thương con
⇒ Căm giận dân làng → gọi là chúng bay → Căm ghét, khinh bỉ, nguyền rủa họ phản bội, bán nước
- Khi trò chuyện với vợ ông Hai bực bội, gắt gỏng vô cớ, đau đớn, trằn trọc thở dài rồi lo lắng → chân tay rủn ra,nín thở, lắng nghe không nhúc nhích.
⇒ Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên cùng nỗi đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc.
* Tâm trạng của ông Hai mấy ngày sau đó:
- Suốt mấy hôm ông không dám đi đâu, chỉ ở trong nhà nghe ngóng tình hình trong sự sợ hãi, lo lắng,luôn bị ám ảnh về chuyện làng theo Tây. Cứ thấy một đám đông túm lại … ông cũng chột dạ … “thoáng nghe những tiếng Tây Việt gian … lủi ra một góc nhà , nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”
- Gia đình ông không biết sẽ sống nhờ ở đâu, tâm trạng của ông lúc này thật bế tắc tuyệt vọng.
+ Có ý nghĩ “Hay là quay về làng” nhưng “vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức phản đối ngay” … “nước mắt ông dàn ra. Về làng … làm nô lệ cho thằng tây .. thế rồi ông quyết định “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
⇒ Mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của nhân vật dường như đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải được giải quyết.
- Ông Hai trò chuyện với đứa con út.
+ Muốn đứa con ghi nhớ “ Nhà ta ở làng chợ Dầu”-> Tình yêu sâu nặng với làng quê. Tình cảm tự do tình cảm cách mạng, lòng yêu làng, yêu nước đã thực sự hoà quện trong tâm hồn ông.
* Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính:
- Biết sự thật làng không theo Tây còn chiến đấu anh dũng, ông Hai tươi vui rạng rỡ hẳn lên, mua quà cho con4
- Ông Hai vui mừng phấn chấn đi khoe khắp nơi nhà ông bị tây đốt cháy lấy làm tự hào vì đó là bằng chứng làng ông không theo tây"vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về làng-> sung sướng hả hê đến cực điểm.
b. Tình yêu nước:
- Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.
- Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gần cuối bài - đoạn chữ nhỏ). Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến với cách mạng với Cụ Hồ: " Cụ Hồ muôn năm…"
- "Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!" khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.
- Tình cảm sâu nặng, bền vững, thiêng liêng của ông, của gia đình ông với kháng chiến, với cách mạng, ông yêu làng nhưng phải yêu đất nước-> ông là người có tâm hồn ngay thẳng, trọng danh dự, yêu ghét rạch ròi.
→ Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai thật chân thật, giản dị mà sâu sắc. Tình yêu làng sâu sắc và tình yêu nước thiết tha gắn với tinh thần kháng chiến của ông.
c. Tình yêu quê hương đất nước của bản thân trong bối cảnh hiện nay
- Nêu bối cảnh quê hương đất nước:
+ Dịch bệnh COVID – 19 hoành hành
+ Chính quyền vẫn có các biện pháp kiểm soát tốt, đảm bảo cuộc sống cho người dân
+ …
- Trách nhiệm, tình cảm của bản thân:
+ Tình yêu, gắn bó với quê hương, đất nước, đồng bào
+ Trách nhiệm: thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch (5K), học tập và tham gia các hoạt động tình nguyện xã hội, cùng chung tay chung sức chống dịch, giúp đỡ đồng bào
+ ….
3. Kết bài
Khái quát về những vẻ đẹp của tình yêu quê hương đất nước ở nhân vật ông Hai, các biện pháp nghệ thuật trong văn bản và bày tỏ tình yêu quê hương đất nước cùng những suy nghĩ của bản thân.
I. Đọc hiểu
Câu 1:
Cách giải:
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Bếp lửa:
- Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.
- Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
Câu 2:
Cách giải:
Các biện pháp tu từ: Điệp từ, sử dụng câu cảm thán
Tác dụng: Tạo nhịp điệu cho câu thơ, gợi sự bồi hồi xúc động, khơi gợi kỷ niệm thân thuộc bên bà.
Câu 3:
Cách giải:
Thành phần biệt lập: Bếp lửa – thành phần phụ chú
Tác dụng: Giải thích nhấn mạnh vẻ đẹp của hình tượng bếp lửa.
Câu 4:
Cách giải:
Học sinh có thể trình bày cảm nhận của mình, có lý giải:
Gợi ý:
- Tình cảm người cháu dành cho bà trước hết là nỗi nhớ khi đang xa nhà
- Sự yêu kính trân trọng đối với bà.
- Thấu hiểu những nhọc nhằn vất vả của người bà trong những năm tháng tuổi thơ.
- Người bà đã đóng một vai trò không thể thiểu trong cuộc đời của người cháu.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Cách giải:
1. Mở đoạn
- Giới thiệu về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống
2. Thân đoạn
a. Giải thích
- Hi sinh là một đức tính cao quý của con người.
- Hi sinh là vì người khác mà chịu sự thiệt thòi về bản thân mình.
- Đó là những suy nghĩ, hành động tự nguyện vì người khác, không vụ lợi cá nhân, đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân mình.
b. Biểu hiện
- Trong chiến tranh:
+ Rất nhiều anh hùng, chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, mang lại cuộc sống hòa bình, ấm no cho nhân dân.
+ Họ không ngại gian khổ mà hăng hái tham gia chiến đấu.
+ Các dẫn chứng tiêu biểu: Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, chăm lo cho cuộc sống của nhân dân; người anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ; Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng, Tô Vĩnh Diện dùng thân chèn pháo,...
- Trong đời sống hàng ngày:
+ Cha mẹ lao động vất vả, hi sinh thầm lặng vì các con để các con có một cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp.
+ Những con người hi sinh bản thân để cứu bạn bè hoặc người khác khi họ gặp nạn: anh Trần Hữu Hiệp trong vụ chìm tàu ở vùng biển Cần Giờ, em Nguyễn Văn Nam đã hi sinh cứu 5 em nhỏ bị đuối nước,...
+ Những người chiến sĩ, giáo viên tình nguyện ra biển đảo hoặc lên miền núi để công tác, làm việc,...
+ Đội ngũ y bác sĩ luôn đứng tuyễn đầu để phòng chống dịch Covid.
c. Bàn luận
- Người có đức hi sinh được mọi người tôn trọng, yêu quý.
- Đức hi sinh giúp con người sống gần gũi với nhau hơn, biết yêu thương nhau hơn.
- Phê phán những con người sống vô cảm, ích kỉ, không biết hi sinh vì người khác.
d. Liên hệ bản thân
- Phải biết sống vì người khác, rèn luyện đức hi sinh cho bản thân.
- Không quên ơn những người đã hi sinh vì mình.
- Phát huy đức tính cao đẹp của dân tộc.
3. Kết đoạn
- Đức hi sinh sẽ giúp con người biết sống vì người khác nhiều hơn, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 2:
Cách giải:
1. Giải thích – lí luận kiến giải
- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi nêu lên nguồn gốc của văn nghệ (nghệ thuật) – trong đó có văn học – cũng như vai trò, ý nghĩa, tác động của văn nghệ (nghệ thuật) đối với tâm hồn người tiếp nhận, thưởng thức.
- Văn nghệ “bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người” nghĩa là các tác phẩm văn học, nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống hiện thực. Người nghệ sĩ lấy chất liệu sáng tác từ đời sống hàng ngày.
- Văn nghệ “tạo được sự sống cho tâm hồn con người”: Văn học, nghệ thuật giúp đời sống tinh thần của con người trở nên phong phú hơn. Nó làm giàu có thêm tâm hồn với những tình cảm vui – buồn, yêu thương –
căm giận… Văn nghệ góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp thế giới tinh thần của người thưởng thức, tiếp nhận.
- Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Văn chương con được gọi với tên gọi khác là văn nghệ. Đôi khi văn học cũng được đồng nhất với văn chương. Trước hết, văn chương là một loại hình nghệ thuật đặc thù của con người. Văn chương “bắt rễ ở cuộc đời” không chỉ về khái niệm nguồn gốc mà còn ở nội dung phản ánh. Từ khi con người biết dùng ngôn ngữ để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống tình cảm thì văn chương xuất hiện. Không ở đâu khác, nó hiện hình ngay trong đời sống, xuất phát từ nhu cầu trình bày, thể hiện và thưởng thức của con người.
- Từ những sản phẩm văn chương có giá trị đã được tạo thành, nó được lưu giữ và lưu truyền trong xã hội. Từ cảm xúc của một người, văn chương tạo cảm xúc cho nhiều người, nhiều thế hệ và nhiều thời đại. Văn chương tạo được sự sống cho tâm hồn con người. Đọc một tác phẩm hay, ta không khỏi rung động và mường tượng về những gì được biểu đạt trong đó. Người đọc có thể khóc, cười, khổ đau hay hạnh phúc cùng nhân vật.
Người đọc thấy thật hạnh phúc khi nhân vật tốt đẹp có được hạnh phúc sau khi trải qua nhiều bi kịch, khổ đau. Người đọc cũng thấy thật hả hê khi kẻ xấu, kẻ ác bị trừng trị thích đáng, thấy thõa mãn khi công lí được bảo vệ, điều chân thiện được gìn giữ.
2. Chứng minh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng và “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê.
a. Văn nghệ bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người.
- Hiện thực cuộc sống trong hai tác phẩm là đời sống, tình cảm của con người Việt Nam trong chiến tranh, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
- Chiếc lược ngà:
+ Cuộc đời của anh Sáu cũng là cuộc đời chung của biết bao anh em đồng chí cách mạng. Đó cũng là cuộc đời chung của con người Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Họ anh dũng, kiên trung với đất nước. Vì sự nghiệp giải phóng đất nước, họ sẵn sàng rời bỏ gia đình đi chiến đấu. Họ sẵn sàng từ bỏ tình riêng, cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp lớn của Cách mạng, của đất nước.
+ Nỗi đau chiến tranh mà gia đình anh Sáu phải chịu đựng là nỗi đau của bao gia đình Việt Nam khác: vết thẹo, nghịch lí khi không nhận ra cha chỉ vì “khác với bức ảnh chụp cùng má”, đến lúc đón nhận thì cha lại phải vào nơi bom rơi đạn nổ. Cuối cùng là nỗi đau mãi mãi khi không thể đoàn tụ.
- Những ngôi sao xa xôi:
+ Cuộc đời chiến đấu của ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường là tiêu biểu cho bao nhiêu thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ.
+ Hiện thực bỏng rát của chiến tranh được tái hiện: con đường bị đánh lở loét, màu đỏ - trắng lẫn lộn; thân cây bị tước khô cháy, thùng xăng méo mó; âm thanh của bom nổ chậm; máy bay ầm ì. Không gian sống là một cái hang dưới chân cao điểm. Công việc của tổ trinh sát mặt đường có thể đối diện với cái chết bất cứ lúc nào.
b. Văn nghệ tạo được sự sống cho tâm hồn con người.
- Chiếc lược ngà:
+ Cảm nhận về tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh éo le.
. Hình ảnh người cha vui tươi, gấp gáp khi nhìn thấy con, mong muốn được ôm con vào lòng,
. Những cố gắng của ông Sáu để con chấp nhận mình, người cha ấy nâng niu từng tí cảm xúc của con để con không hoảng sợ ngay cả lúc sắp phải lên đường.
. Cố chấp của trái tim yêu thương rất rạch ròi ở bé Thu.
. Cảnh chia tay xúc động giữa hai cha con.
. Tình cha được thể hiện khi giữ lời hứa với con và con bước tiếp chặng đường mà cha đã đi, trở thành thanh niên xung phong.
+ Tác phẩm nuôi dưỡng trong lòng người đọc tình phụ tử thiêng liêng – là bài ca về tình phụ tử giữa chiến tranh ác liệt. Những tình cảm ấy khiến người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về người lính Việt Nam trong chiến tranh, vì yêu thương mà cầm súng chiến đấu, để khi giặc tan “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.
- Những ngôi sao xa xôi:
+ Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong yêu nước, có trách nhiệm với công việc, tinh thần lạc quan tình đồng chí, đồng đội gắn bó; đặc biệt thấy được những nét riêng của Phương Định (vẻ đẹp ngoại hình, lí tưởng, lòng quả cảm, tâm hồn)
+ Truyền cho người đọc niềm cảm phục, yêu mến với những cô gái dũng cảm, mơ mộng, lãng mạn này.
3. Tổng kết
- Nếu văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội (Stendhal) thì nhà văn chính là thư ký của thời đại (Balzac).
- Văn học bắt nguồn từ cuộc sống thông qua những từ ngữ, hình ảnh, những bút pháp nghệ thuật mà tác giả đã tài tình vận dụng để phản ánh. Chính cuộc sống bao la, diệu kì với bao trăn trở, suy tư này lại mang tới chất liệu vô giá, phong phú và trở thành “nơi xuất phát” cho văn học. Bởi “văn học là con đẻ của đời sống (Chế Lan Viên)”, hay “văn học không phải chỉ là chuyện văn chương mà thực chất là chuyện đời (Tố Hữu)”. Văn học là nguồn sống, là linh hồn, là hơi thở của cuộc đời này.
- “Nghệ thuật là sự mô phỏng của tự nhiên.(Ruskin)” Tuy vậy, nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng không phải là sự sao chép hoàn toàn tất cả những gì thuộc về đời sống. Văn học nghệ thuật là sự sáng tạo - sáng tạo trên những chất liệu vốn có góp nhặt được từ cuộc sống. “Thiên chức của người nghệ sĩ là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.” (Thạch Lam). Bằng đặc trưng nghệ thuật của mình, văn học lay động đến tận cùng những góc khuất của cuộc sống để tìm hạt ngọc quý ẩn sâu bên trong tâm hồn mỗi con người. Văn học “trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật” (Biêlinxki). Để cuối cùng, văn học vì con người và cho con người, làm cho đời sống con người phong phú, giàu có hơn.
Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Hà Nam các môn khác:
Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2021 của Hà Nam, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi
CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải đề thi lên lớp 10 môn Văn năm học 2020-2021 tỉnh Hà Nam có đáp án hoàn toàn miễn phí