Logo

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Bình Định có đáp án chính thức

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Bình Định chính thức có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, chính xác từ sở giáo dục đào tạo Bình Định dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo nhanh nhất, hỗ trợ file tải pdf, word miễn phí
2.5
11 lượt đánh giá

Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Bình Định cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.

Tham khảo thêm:

Đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 Bình Định chính thức

Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của Bình Định đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.

Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Bình Định được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.

Đề thi vào 10 môn Văn năm 2021 tỉnh Bình Định

Đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Bình Định 2021

Đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 năm 2021 trường Chuyên tỉnh Bình Định

Đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Bình Định 2021

Đáp án đề thi Văn vào 10 năm 2021 tỉnh Bình Định chính xác nhất

So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Định 2021 cập nhật từ đội ngũ chuyên gia giải đề của chúng tôi (đáp án mang tính chất tham khảo).

Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 tỉnh Bình Định 2021

I. Đọc hiểu

Câu 1:

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm

Câu 2:

Cách giải:

Học sinh tự trình bày theo cảm nhận và ý hiểu của mình, có lý giải

Gợi ý:

-    Quả, hoa, mùa bội thu: Đều là thành quả mà con người mong muốn đạt được

-    Tháng ngày tích nhựa, nắng lửa, một nắng hai sương: Thể hiện cho những gian nan, thử thách, những khó khăn, gian khổ mà con người phải đối diện

=> Thành công không tự đến. Muốn có được thành công, thì phải có sự kiên kiên trì, trải qua những gian nan thử thách, bỏ công sức mới có được.

Câu 3:

Cách giải:

Biện pháp tu từ: So sánh

Tác dụng: Nhấn mạnh sự kiên trì, cố gắng. Để có được thành quả con người không những chăm chỉ mà cần phải kiên trì, không bỏ cuộc.

Câu 4:

Cách giải:

Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình, có lý giải.

Gợi ý:

Nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua bài thơ, cha mẹ mong con :

-    Phải sống nghị lực , không được khuất phục trước khó khăn và bố mẹ đã dậy con một chân lí đúng đắn đó chính là " không có gì tự đến đâu con ".

-    Nếu muốn thành công thì con phải trải qua nhiều gian khổ và phải tự biết hoàn thiện , rèn luyện bản thân hằng ngày. Cha mẹ mong muốn con nên người , sống thật tốt .

II. LÀM VĂN

I. Mở bài: giới thiệu tác giả và tác phẩm Lặng lẽ Sapa.

-    Giới thiệu vài nét về nhà văn Nguyễn Thành Long.

-    Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó có đoạn trích được dẫn ở đề bài mang lại cho người đọc nhiều cảm nhận về nhân vật anh thanh niên.

-    Liên hệ với hình ảnh thế hệ trẻ trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam.

II. Thân bài:

Phần 1: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong hai đoạn trích

a. Công việc và hoàn cảnh sống của anh thanh niên:

-    Công việc: “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu” - công việc đòi hỏi độ chính xác cao.

+    Công việc của anh là đo mưa, đo nắng, đo chấn động,….=> Dù công việc khó khăn nhưng anh vẫn vượt lên và vui tươi sống.

-    Hoàn cảnh sống: Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn với độ cao hơn 2600 mét và ở cái độ cao ấy, suốt bốn mùa chỉ toàn “cây cỏ và mây mùa lạnh lẽo”

→    Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, thiếu thốn, công việc đầy những khó khăn

=> Những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên:

+    Có trách nhiệm, yêu lao động và luôn hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao

+    Sống một mình giữa đỉnh núi cao, không có ai theo dõi, quản lí nhưng anh thanh niên vẫn luôn hoàn thành công việc đúng giờ theo quy định

Đoạn 2: Vẻ đẹp của anh thanh niên

-    Một người yêu mến công việc dù làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn trong khung cảnh vắng vẻ nhưng anh không cảm thấy lẻ loi vì công việc mang lại cho anh niềm vui và nhận thức về ý nghĩa của công việc làm. Cho nên với anh: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?

-    Một người có lòng yêu mến con người. Sống đơn độc nên anh rất khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Chính anh đã khẳng định với bác tài xế xe khách: Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác?.

-    Một người ham học hỏi, rất quan tâm đến đời sống nội tâm. Sống một mình trên đỉnh núi, anh không cảm thấy cô đơn vì lúc nào bên cạnh anh cũng có sách. Ngoài giờ làm việc, ngoài lúc phải chăm sóc vườn hoa, đàn gà, anh dành thời gian để đọc sách. Khi cô kĩ sư, ông họa sĩ… đến phòng ở của anh và quyển sách anh đang đọc dở vẫn còn để mở trên bàn. Chính anh cũng đã khẳng định với cô kĩ sư: Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Cái cách đọc sách của anh tinh tế, nghiêm túc và đúng đắn biết bao.

-    Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?. Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt. Anh sống một mình nhưng không cô đơn vì lúc nào trong tư tưởng của anh mục đích sống, lẽ sống vẫn luôn luôn tồn tại và nhắc nhở. Làm một công việc đơn độc, phải dậy vào lúc nửa đêm, phải ra ngoài trời lúc mưa bão, lạnh lẽo, anh có thể nằm ở trong nhà, lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm về để báo cáo. Nhưng anh không làm điều đó. Vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc anh làm ở đây có liên quan, có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu của rất nhiều người lúc bấy giờ. Việc phái đoàn không quân – phòng không đến thăm và khen ngợi anh đã cho thấy rõ điều đó.

-    Nhân vật anh thanh niên được xây dựng bằng một nghệ thuật đặc sắc. Nó được miêu tả và thể hiện qua cuộc gặp gỡ đặc biệt với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ; được bộc lộ qua lời đối thoại của nhân vật; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ.

-    Vì thế, hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “SaPa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”, hy sinh, yêu thương và mơ ước. Hình ảnh này gợi cho người đọc đến hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ nói riêng và theo dòng chảy thời gian nói chung.

b. Liên hệ với hình ảnh thế hệ trẻ trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam

-    Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh của anh đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi gương để đi theo bước chân dũng cảm, cao đẹp của cha anh ngày trước.

-    Thế hệ trẻ cần trau dồi, học tập tốt để cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước. Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp ấy sẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp tâm hồn trong mỗi con người.

-    Phê phán những người sống không có trách nhiệm, ích kỉ, chỉ vì lợi ích của bản thân.

III. Kết bài:

-    Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện lặng lẽ Sapa và qua đoạn trích: + Một người yêu công việc, yêu đất nước

+ Một con người lạc quan và có những suy nghĩ sâu sắc.

-    Bài học rút ra, liên hệ bản thân.

Đáp án đề thi Văn tuyển sinh lớp 10 trường Chuyên năm 2021 tỉnh Bình Định

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Cách giải:

-    Phương thức biểu đạt: tự sự

-    Nội dung chính: Qúa trình tìm kiếm giá trị bản thân.

Câu 2:

Cách giải:

-    Học sinh có thể đồng tình, hoặc không. Lí giải hợp lí, thuyết phục

-    Gợi ý:

+    Đồng ý với kết thúc câu chuyện

+    Lí giải: Sau khi thua Rùa, Thỏ không bỏ cuộc, đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta phải biết chấp nhận thất bại để cố gắng hơn, bãn lĩnh hơn, đừng cố chấp phải giành chiến thắng cho bằng được, bằng mọi giá để rồi dẫn tới kết cục bi thảm.

Câu 3:

Cách giải:

-    Thông điệp được rút ra từ sự việc trên: “Khi nhận ra ưu điểm, giá trị riêng của bản thân, mỗi người sẽ trở thành một cá thể có dấu ấn riêng của mình”

-    Học sinh tự viết đoạn văn bày tỏ quan điểm. Lí giải hợp lí, thuyết phục.

Gợi ý:

-    Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông. Ví dụ: Bạn là một doanh nhân tài giỏi, có tầm nhìn sâu rộng, luôn thành công trong công việc, giá trị của bạn chính là tài năng kinh doanh.

-    Ai cũng có những ưu khuyết điểm riêng, không mạnh về mặt này sẽ mạnh về mặt kia, bởi vậy mỗi người lại có giá trị khác nhau, không thể đem so sánh giữa người này với người khác.

-    Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

-    Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, nhiều người trong xã hội cùng hòa vào sẽ tạo ra giá trị cuộc sống, xã hội ngày càng phát triển.

-    Giá trị đó dù lớn lao hay nhỏ bé cũng cần được tôn trọng.

-    Nếu bản thân mỗi người không biết cách trau dồi để tự tạo ra giá trị cho mình thì cuộc sống không còn có ý nghĩa, chỉ là sự tồn tại trên cuộc đời.

-    Có những người vốn có nội lực nhưng không tự nhận thức được giá trị của mình, thiếu tự tin về bản thân, sống không có quan điểm riêng, nên đánh mất nhiều cơ hội.

-    Giá trị bản thân mỗi người không phụ thuộc vào địa vị hay tiền bạc họ có trong tay mà phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người trong cuộc sống.

II. LÀM VĂN

Cách giải

I. Mở bài

-    Giới thiệu về vai trò quan trọng của nghệ thuật trong các tác phẩm truyện.

-    Trích dẫn câu nói của nhà văn Nga Pauxtapxki: “Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm”.

-    Nhiều tác phẩm truyện đã học trong chương trình THCS mang những chi tiết nghệ thuật độc đáo.

II. Thân bài

1. Giải thích:

-    Giải thích chi tiết: chi tiết là phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung, sự việc hoặc hiện tượng.

-    Vai trò của chi tiết trong tác phẩm: chi tiết nghệ thuật là những tiểu tiết trong tác phẩm góp phần cấu thành nên tác phẩm.

=> Chi tiết Nghệ thuật mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng, nhà văn lớn là nhà văn có tài năng nổi bật, có phong cách riêng biệt và mỗi tác phẩm của mình là nhà văn đó đều mang lại sự ấn tượng trong lòng người đọc. Câu nói khẳng định, dù chỉ là những hạt bụi rất nhỏ nhưng những chi tiết lại có giá trị như vàng, rất quý giá đối với mỗi tác phẩm văn chương.

2. Chứng minh qua tác phẩm

* Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang sang

-    Chi tiết vết thẹo của ông Sáu:

+    Là một chi tiết nhỏ nhưng góp phần làm nổi bật chủ đề của truyện ngắn, chi tiết này đã cho thấy lí do vì sao bé Thu không nhận ra cha và cũng thể hiện tình yêu mãnh liệt của con gái khi Thu trực tiếp hôn lên vết thẹo của cha mình – vết thẹo mà nó đã từng sợ hãi, ghét bỏ.

+    Là minh chứng cho nỗi đau của chiến tranh, qua đó tố cáo cuộc chiến phi nghĩa, đã gieo rắc lên nỗi đau của người dân vô tội.

- Chi tiết chiếc lược ngà:

+    Là chủ đề xuyên suốt truyện ngắn và lấy làm nhan đề cho văn bản.

+    Thể hiện tình yêu thương sâu nặng của người cha dành cho con qua cách miêu tả ông Sáu đã “tỉ mẩn như một người thợ bạc” để mài từng chiếc rang trao tặng cho con gái.

* Làng – Kim Lân:

-    Chi tiết làng chợ Dầu theo giặc: là chi tiết làm nổi bật những cung bậc tình cảm của ông Hai, cho thấy được tình yêu làng, yêu nước mãnh liệt trong lòng người nông dân Việt Nam.

-    Chi tiết ông Hai trò chuyện với đứa con út: cho thấy tình yêu của ông Hai với đất nước, sự trung thành với cách mạng và cách giáo dục con, hướng con mình đến đất nước.

* Bến quê – Nguyễn Minh Châu:

-    Chi tiết bến đò: thể hiện những cơ hội hữu hạn của đời người.

-    Chi tiết bãi bồi bên kia song: thể hiện vẻ đẹp của đời sống trong những cái thực bình dị, gần gũi, thân thuộc như một bãi bồi, một bến quê nói rộng ra là quê hương xứ sở.

-    Chi tiết đứa con trai của Nhĩ sa vào một đám chơi phá cờ thế trên là đường gợi ra điều mà Nhĩ gọi là sự vòng vèo, chùng chình trong đời sống con người.

III. Kết bài

-    Đây là nhận định hoàn toàn đúng về các tác phẩm truyện: mỗi chi tiết tuy nhỏ nhưng quan trọng và quý giá, góp phần làm nên tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm.

-    Mỗi tác phẩm có những đặc sắc riêng về nghệ thuật nhưng những chi tiết trong các văn bản truyện đều có điểm chung là làm nên những thành công cho tác phẩm đó.

Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Bình Định các môn khác:

Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2021 của Bình Định, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 tỉnh Bình Định có đáp án chính thức, hỗ trợ tải file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
2.5
11 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status