Nội dung bài viết
Trọn bộ đề thi Văn vào 10 năm học 2023-2024 của các trường THPT thuộc tỉnh Đồng Nai cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.
Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2023 của Đồng Nai được cung cấp chi tiết dưới đây.
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Cha kể con nghe về những ngày xưa
Cổ tích rừng sâu hoàng tử cưỡi ngựa đi tìm công chúa
Cổ tích của cha... là khi cầm lấy bàn tay be bé
Nghe tiếng trống vỗ con con thúc lồng ngực mỉm cười
Chẳng cần con là vĩ nhân đâu... cha chỉ cần con là con thôi
Biết chập chững gọi cha, biết bi bô đòi mẹ
Biết khóc khi khổ đau biết cười giòn tan khi mạnh mẽ
Biết xúc cơm ăn biết lấy nước uống khi khát miệng thôi mà
[...]
Báu vật ơi! Thương con mong manh
Ngủ đi chiều nay giông bão về cha đã khoá chặt then cửa
Canh cho giấc mộng vẹn tròn... ừ! Cha sợ
Làm sao dai dẳng cùng con đến hết kiếp người
Chỉ cần con là người bình thường thôi
Xin đánh đổi tất cả những gì cha có
(Trích Chỉ cần con là người bình thường thôi, con bê đê Nồng Nàn Phố, http://thivien.net)
Câu 1 (0.75 điểm). Từ “Cổ tích” trong hai câu thơ Cổ tích của cha... là khi cầm lấy bàn tay be bé/ Nghe tiếng trống vỗ con con thúc lồng ngực mỉm cười được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ này.
Câu 2 (0.5 điểm). Hãy nêu ít nhất hai biểu hiện cho thấy “con là con thôi” theo mong muốn của cha.
Câu 3 (0.75 điểm). Hình ảnh “giông bão” trong câu thơ Ngủ đi chiều nay giông bão về cha đã khóa chặt then cửa được sử dụng với ý nghĩa tu từ. Theo em, đó là phép tu từ nào? Hình ảnh ấy chỉ điều gì?
Câu 4 (1.0 điểm). Trong đoạn thơ, người cha Chi cần con là người bình thường thôi, riêng em, em muốn mình trở thành người như thế nào? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ ý thơ Báu vật ơi! Thương con mong mạnh/ Ngủ đi chiều nay giông bão về cha đã khoá chặt then cửa ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày vai trò của gia đình trước những giông bão có thể đến với con trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm). Học sinh được lựa chọn một trong hai câu a hoặc b để làm bài.
a. Cảm nhận tình yêu thương của ông Sáu dành cho con qua đoạn trích sau:
Đến lúc được về, cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh. Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với. Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to:
- Thu! Con.
Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên mà phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chậm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:
- Ba đây con!
- Ba đây con!
Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên. “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.
(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
b. Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ những mong muốn người cha đặt nơi con:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đầu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Đề chuyên:
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đồng Nai năm 2023 được chúng tôi cập nhật chính thức từ sở GD&ĐT Đồng Nai ngay khi có thông tin mới nhất.
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Cách giải:
- Từ “Cổ tích” trong hai câu thơ “Cổ tích của cha...là khi cầm lấy bàn tay be bé / Nghe tiếng trống...” được sử dụng theo nghĩa chuyển.
- Từ “cổ tích” ở đây được hiểu là những điều kì diệu, hạnh phúc.
Câu 2:
Cách giải:
Hai biểu hiện cho thấy “con là con thôi” theo mong muốn của cha”:
- Biết chập chững gọi cha, biết bị bô gọi mẹ.
- Biết khóc khi khổ đau biết cười giòn tan khi mạnh mẽ.
Câu 3:
Cách giải:
- Hình ảnh “giông bão” trong câu thơ “Ngủ đi chiều nay giông bão về cha đã khóa chặt then cửa” được sử dụng với ý nghĩa tu từ. Phép tu từ ẩn dụ.
- Giông bão ở đây ý chỉ những khó khăn, những thử thách những điều không hay xảy ra trong cuộc đời.
Câu 4:
Cách giải:
Học sinh tự trình bày theo quan điểm của bản thân mình. Có lý giải phù hợp.
Gợi ý.
- Em muốn trở thành một người bình thường, một người được sống cuộc đời của chính mình vui vẻ, bình an.
- Lý giải: Sau tất cả, được là chính mình, làm chủ cuộc sống của mình khiến cho bản thân mình hạnh phúc có lẽ là điều không chỉ bản thân em mà những người yêu thương em đều mong muốn.
Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2023 của Đồng Nai, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2023 Đồng Nai (có đáp án) file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!