Logo

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Bến Tre có đáp án chính thức

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Bến Tre chính thức có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, chính xác từ sở giáo dục đào tạo Bến Tre dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo nhanh nhất, hỗ trợ file tải pdf, word miễn phí
3.4
6 lượt đánh giá

Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Bến Tre cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.

Đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 Bến Tre chính thức

Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của Bến Tre đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.

Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Bến Tre được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.

Đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Bến Tre 2021

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn tỉnh Bến Tre 2021

Đề thi lên lớp 10 môn Văn trường Chuyên tỉnh Bến Tre 2021

Đề thi vào lớp 10 văn chuyên tỉnh Bến Tre 2021

Đáp án đề thi Văn vào 10 năm 2021 tỉnh Bến Tre chính xác nhất

So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre 2021 cập nhật chính từ đội ngũ chuyên gia giải đề của chúng tôi (đáp án mang tính chất tham khảo).

Đáp án đề tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 tỉnh Bến Tre

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Cách giải:

a. Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Nghị luận

b. Theo đoạn trích, để thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào cần thực sự chú tâm vào công việc mình làm.

Làm việc bằng niềm vui, sự phấn khởi và lòng tự hào về những gì làm được.

c. Câu văn trên là câu ghép đực nối với nhau bằng cặp quan hệ từ Nếu….thì

- Chủ ngữ 1: Bạn

- Vị ngữ 1: muốn lặp lại những việc tương tự chỉ để nhận lấy những lời khen cũ rích

- Chủ ngữ 2: Bạn

- Vị ngữ 2: sẽ chẳng có động lực nội tại nào thúc đẩy bản thân tiến bước xa hơn.

d. Gợi ý:

I.Mở đoạn:

Giới thiệu về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống

II. Thân đoạn:

1. Giải thích:

Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:

  • Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập,….
  • Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh
  • Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước gia cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho
  • Đối với công dân: thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh

3. Ý nghĩa của tinh tần trách nhiệm:

  • Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ
  • Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý
  • Được lòng tin của mọi người
  • Thành công trong công việc và cuộc sống

4.Phản đề

Những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm,...

III. Kết đoạn: nêu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống

- Tinh thần trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp

- Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm
  • Nêu vấn đề nghị luận: phân tích nhân vật ông Hai trong cuộc trò chuyện với đứa con út: Trong truyện Làng của nhà văn Kim Lân, cuộc trò chuyện của ông Hai với đứa con út đã cho ta thấy tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, với kháng chiến thật cảm động.

2. Thân bài:

a) Trước hết đoạn trích đã thể hiện tình yêu tha thiết của ông hai dành cho làng chợ Dầu:

Mặc dù, về mại lí trí, ông đã quyết định “làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”, nhưng về mặt tình cảm, ông không thể chấp nhận sự thật ấy.

Trái tim ông vẫn hướng về làng chợ Dầu, tự bản thân ông luôn coi mình là người dân làng chợ Dầu. Ông hỏi đứa con Út: “nhà con ở đâu?”, “Thế con có thích về làng chợ Dầu không?” nhưng chính là đang bộc bạch tình cảm của mình.

b. Bên cạnh đó, đoạn trích đã thể hiện tình cảm của ông Hai dành cho kháng chiến.

  • Ông xúc động, “nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai bên má” khi thằng Húc, con ông, dù còn nhỏ tuổi đã biết “mạnh bạo và rành rọt” “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm”. Ông nói thủ thỉ với nó “ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhi” nhưng cũng là để bộc bạch tình cảm của chính mình.

  • Dù bị đẩy vào tình cảnh tủi nhục, bế tắc; ông vẫn tin tưởng vào kháng chiến, vào cụ Hồ : “anh em đồng chí biết cho bố con ông, Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.

  • Ông khẳng định tấm lòng trung thành tuyệt đối dành cho cách mạng, cho kháng chiến: “cái lòng bố con ông là thế, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết, có bao giờ dám đơn sai”, ông đặt lòng trung thành trên cả cái chết.

c. Nghệ thuật:

Để làm nổi bật tình cảm chân thành, mộc mạc và rất đỗi mãnh liệt của ông Hai dành cho làng, cho đất nước, tác giả đã thành công trong việc sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại nội tâm, ngôn ngữ mang đậm cá tính nhân vật.

3. Kết bài

Khái quát lại về nhân vật ông Hai, nghệ thuật xây dựng nhân vât trong đoạn trích và nêu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật.

Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 trường Chuyên tỉnh Bến Tre năm 2021

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Cách giải:

a. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

b. Nội dung chính: Cảm xúc của người chiến sĩ trong thời gian ở nhập ngũ.

c. - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: 

+ Câu hỏi tu từ

+ Điệp ngữ

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh cảm xúc của tác giả.

+ Thể hiện những suy tư, trăn trở của tác giác khi bước chân vào quân ngũ.

d.

I. Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tuổi trẻ phải biết sống, biết cống hiến, biết hi sinh cho Tổ quốc...

II. Thân đoạn:

a. Giải thích vấn đề nghị luận

- Cống hiến là gì?

- Thế hệ trẻ là tầng lớp nào?

b. Bàn luận về vấn đề nghị luận

- Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.

- Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.

- Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.

- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...).

-Dẫn chứng: trong bài (Biểu thị cho ngọn lửa đấu tranh, sức mạnh quật cường; nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc; lí tưởng cao đẹp, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân)2

c. Lật lại vấn đề

- Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân...).

- Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ.

III. Kết đoạn:

Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với lối sống cống hiến.

Câu 2:

Cách giải:

1. Giới thiệu chung

a. Vấn đề lí luận

- Trong văn, thơ, ngoài cái đẹp tự thân của ngôn ngữ (câu chữ, nhạc điệu, nhịp điệu, v.v.), ngoài cái đẹp của nội dung (cốt truyên, chủ đề tư tưởng, tình cảm các nhân vật) mà tác phẩm chuyên chở ra, còn có cái đẹp của những hình ảnh mà tác giả tạo nên trong óc tưởng tượng của người đọc thông qua ngôn ngữ. Ta gọi loại hình ảnh này là hình ảnh « mở », vì nó cho phép người đọc tha hồ tưởng tượng, không như cái đẹp được thể hiện một cách quá cụ thể, cố định, bằng vật liệu, chất liệu, màu sắc, v.v. của một bức hoạ, một bức tượng, một công trình kiến trúc, hoặc một tác phẩm điện ảnh, mặc dầu điện ảnh là một trường hợp đặc biệt, vì nó vừa là văn chương, lại vừa là nghệ thuật tạo hình. Nó là một sáng tạo tập thể của nhiều ngành văn học và nghệ thuât tập hợp lại. Cái khả năng tạo ra những hình ảnh mở của ngôn ngữ văn chương, chính là một trong những yếu tố có sức quyến rũ không thể nào thay thế được của văn, thơ.

- Theo nghĩa rộng nhất, nhịp điệu là hình thức phân bố trong thời gian những chuyển động nào đó, như vậy có thể nói về nhịp điệu của bất kỳ sự chuyển động, trong đó có âm thanh của bất kỳ thứ ngôn ngữ nào chúng ta nghe được mà không cần hiểu nghĩa. Nhịp điệu thể hiện tính chất đều đặn của chuyển động, sự cân đối của những độ dài về thời gian hay sự luân phiên dưới dạng chuyển động âm thanh. 

- Trong bài Mấy ý nghĩ về thơ (1949), Nguyễn Đình Thi quan niệm: "Nhịp điệu của thơ không những là nhịp điệu bằng bằng, trắc trắc, lên bổng xuống trầm của tiếng đàn bên tai (...). Thơ có một thứ nhạc nữa, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn (...). Đó là nhịp điệu thành hình của những cảm xúc, hình ảnh liên tiếp hòa hợp mà những tiếng và chữ gợi ra như những ngân vang dài, ngay những khoảng lung linh giữa chữ, những khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động".

- Maiacốpxki cho rằng: “Nhịp điệu là sức mạnh chủ yếu, là năng lượng của câu thơ”…

b. Tác giả, tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Những mùa cá mở đầu cho thời kì xây dựng đất nước cũng mở đầu cho mùa thơ Huy Cận. “Đoàn thuyền đánh cá” là kết quả của chuyến đi ý nghĩa đó. Thi sĩ tâm sự “Không khí lúc này thật vui, cuộc đời phấn khởi, nhà thơ cũng phấn khởi. Cả một vùng than, vùng biển đang hăng say lao động từ bình minh cho đến hoàng hôn và cả từ hoàng hôn cho đến bình minh (…) Tôi viết bài thơ tương đối nhanh, chỉ vài giờ của một buổi chiều trên vùng biển Hạ Long. Bài thơ được viết liền mạch, ít phải sửa chữa”.

- Bài thơ có ba chương khúc: men theo hành trình của vũ trụ ta có hoàng hôn – đêm tối – bình minh, men theo hành trình của một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, ta có khúc hát ra khơi – ngoài khơi – trở3về. Ở cuộc hành trình ấy, vũ trụ song hành cùng con người, con người vụt lớn ngang tầm vũ trụ, tầm vóc hình ảnh như thế rất phù hợp với cảm hứng sáng tác của thơ Huy Cận.

- Đoạn thơ trong đề bài nằm ở khổ 3 đến khổ 7 bài thơ.

2. Phân tích cách sử dụng hình ảnh và nhịp điệu trong đoạn thơ

a. Khúc hát đánh cá trên biển

- Đoàn thuyền ra khơi tìm luồng cá với một tư thế mới, đẹp một cách hùng tráng và thơ mộng:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng

+ Hình ảnh “thuyền”, “gió”, “trăng”, “mây”, “biển” vốn không có gì đặc biệt vì đó chỉ là không gian lao động quen thuộc của ngư dân. Nhưng thủ pháp phóng đại của cảm hứng lãng mạn đã thổi một nguồn sinh lực lớn vào các hình ảnh, biến cái bình thường thành cái khác thường, tạo nên hiệu quả thẩm mĩ thú vị. Hai động từ “lái”, “lướt” đã kết nối các hình ảnh thành một không gian vũ trụ đặc biệt: con thuyền nhỏ bé bỗng được nâng lên tầm vóc thật lớn lao khi nó được đặt trong tương quan với bốn hình ảnh kì vĩ: gió, trăng, mây cao, biển bằng. Con thuyền ở giữa, làm chủ tất cả, lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm, lấy mây cao, biển bằng làm không gian lướt sóng. Con thuyền chính là con người, con người mang tầm vóc vũ trụ, làm chủ vũ trụ và cuộc đời.

+ Tầm vóc ấy đặt con người vào tư thế tiến công, tư thế chinh phục thiên nhiên:

Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Cụm từ “dàn đan thế trận” đẹp về hình ảnh lẫn tư thế của người lao động mới. Về hình ảnh, đó là trùng trùng điệp điệp những con thuyền được tổ chức thành một thế trận vây bắt cá. “Dàn đan thế trận” là tư thế tiến công, tư thế của con người đã giành được sự chủ động trong đời. 

- Cho nên, con người gọi cá như gọi bạn:

Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

+ Huy Cận muốn làm một cuốn từ điển cá bằng thơ: đoạn trên đã có cá bạc, cá thu, ở đây tiếp tục liệt kê cá nhụ, cá chim cùng cá đé. Cá thật nhiều, thật ngon. Nhưng nếu chỉ có thế, cá cũng chỉ là cá. Chữ “em” ấm áp, thân mật, trìu mến, yêu thương khiến tên cá được gọi lên náo nức như tiếng gọi bạn lòng. 

+ Nhưng cá còn đẹp nữa: con cá song thân dài, có nhiều chấm tròn đen và hồng giúp nhà thơ sáng tạo ra một hình ảnh thú vị “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”. Phép so sánh với hình ảnh ngọn đuốc làm hình ảnh cá sinh động, lấp lánh như ngọn lửa trong biển khơi. 

+ Cái đẹp còn làm biển cả sống động, lung linh, huyền ảo: cái đuôi cá như tỏa sáng câu thơ, tỏa sáng biển cả: “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Chữ “chóe” thật đẹp, có khả năng phát sáng, ánh trăng dát vàng trên biển, cá quẫy làm nước bắn tung lên thành ánh sáng khiến đuôi cá như quẫy vào trăng, làm bừng sáng cả biển khơi. Sức tưởng tượng của Huy Cận thật táo bạo, cái đuôi cá của thơ ông nối biển với trăng, nối đất với trời. 

+ Những vì sao in bóng bồng bềnh trên “sóng” cũng làm nên một sáng tạo bất ngờ của Huy Cận:

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

“Sao” và “nước” là hai hình ảnh tĩnh, chữ “lùa” biến tĩnh thành động khiến “sao” bồng bềnh trên “sóng”, “sóng” bồng bềnh cùng nhịp “sao”, nhịp sóng nhịp sao bồng bềnh thành nhịp thở của vũ trụ. Cảm hứng vũ trụ của nhà thơ làm nên những hình ảnh đẹp như huyền thoại, cứ như thuở trời đất mới sinh ra.

- Con người không chỉ gọi cá như gọi bạn mà còn gọi biển như gọi mẹ:

Ta hát bài ca gọi cá vào góp nhạc
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ góp giàu
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Huy Cận ghi nhận hai đóng góp lớn lao của biển: 

+ Thiên nhiên góp nhạc cho con người: “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”. Trăng in mặt nước, sóng xô bóng trăng như gõ vào mạn thuyền tạo nên nhịp trăng để xô cá vào lưới. Nhịp thiên nhiên hòa âm với nhịp con người, tạo nên bản hòa tấu lao động đầy đam mê.

+ Thiên nhiên còn góp giàu cho con người: Con người không chỉ chinh phục thiên nhiên mà còn nghiêng mình biết ơn mẹ - thiên nhiên “Biển cho ta cá như lòng mẹ”. Phép so sánh vừa đầy đặn về tấm lòng, vừa sâu sắc về ý thức: coi thiên nhiên là mẹ, thiên nhiên là cái nôi lớn, là nguồn dinh dưỡng bất tận của con người. Con người vừa khai thác, vừa biết ơn và trân trọng thiên nhiên. Mọi thái độ bất kính, xúc phạm thiên nhiên sẽ đem đến mối họa lớn cho con người.

- Sao mờ dần, đêm tận dần, vũ trụ chuyển mình, nhịp điệu lao động càng gấp gáp hơn, con người say mê lao động và say mê thiên nhiên:

Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng

Huy Cận quả là một họa sĩ tài ba: ông sử dụng hình khối và ánh sáng rất điêu luyện khiến cảnh kéo lưới bắt cá hiện ra như trong một bức tranh sơn mài rực rỡ. Người lao động là trung tâm bức tranh. Vẻ đẹp hình khối tụ vào hai chữ“xoăn tay” đầy chất tạo hình, thật gân guốc, chắc khỏe, gợi những đường cơ bắp cuồn cuộn kéo lên mẻ lưới trĩu nặng cá bạc cá vàng. Câu thơ “Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông” tạo một hiệu quả kép: chữ “lóe” là vị ngữ khiến rạng đông như bừng lên từ vẩy bạc đuôi vàng, sắc cá làm ra sắc trời, mặt khác, rạng đông làm lóe sắc cá màu hồng của 5bình minh tưới vào vũ trụ làm ấm bức tranh, vẩy cá, đuôi cá bắt ánh sáng lóe sắc bạc sắc vàng hay là bạc vàng trong kho trời vô tận thưởng công cho nỗ lực lao động của con người.

=> Nhận xét: Bốn khổ thơ giữa là trung tâm bức tranh lao động của bài thơ. Cánh buồm của lao động và cánh buồm thơ ca cùng căng phồng cảm hứng, khúc tráng ca lao động ngây ngất đến cao trào. Hình ảnh người lao động vừa hòa nhập với thiên nhiên, vừa là trung tâm của bức tranh thiên nhiên tạo nên những hình ảnh thơ tuyệt đẹp, vừa lãng mạn, vừa bay bổng.

b. Khổ thơ cuối bài thơ, khúc ca lao động tấu lên khúc khải hoàn

- Không gian thơ vận động từ “mặt trời xuống biển” (khổ 1) đến “mặt trời đội biển” (khổ 7), tức là từ đêm tối ra bình minh, từ bóng tối ra ánh sáng, đồng thời hành trình đánh cá cũng vận động từ lúc ra khơi đến lúc trở về trong thắng lợi.

Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

- Câu đầu khổ cuối bài thơ lặp lại câu cuối khổ đầu (với một biến thể nhỏ: thay chữ “cùng” thành chữ “với”) tạo ra một phép trùng điệp đầy âm vang của khúc tráng ca lao động: “câu hát” theo suốt hành trình lao động của người dân chài, đoàn thuyền ra khơi bằng tiếng hát, đánh cá trên biển cùng tiếng hát, trở về vẫn hát vang. Bốn chữ “hát” lặp lại trong bài thơ ngân nga như một điệp khúc hào hùng rạo rực điềm vui.

- Đoạn thơ dựng lại cuộc đua tốc độ: giữa đoàn thuyền và mặt trời, giữa con người và vũ trụ. Mắt cá trở thành biểu tượng rực rỡ của thành quả lao động, biểu tượng lấp lánh niềm hi vọng vào tương lai. Phép đối giữa “mặt trời” và “mắt cá” một lần nữa lại nâng con người ngang tầm vũ trụ.

3. Tổng kết

- Nhà thơ P.Êluya nói: “Thơ ca trước tiên là ngôn ngữ cất thành tiếng hát… ngôn ngữ hát lên, ở nó tràn đầy hi vọng, ngay cả khi nó hát những điều thất vọng”. 

- Đoạn thơ sử dụng hình ảnh độc đáo, nhịp điệu như khúc ca lao động cất lên ca ngợi con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời.

Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Bến Tre các môn khác:

Cập nhật điểm chuẩn vào 10 tỉnh Bến Tre năm 2021 chính xác nhất. Mời các bạn tham khảo tại đây.

Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2021 của Bến Tre, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bến Tre năm 2021, hỗ trợ tải file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
3.4
6 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status