Nội dung bài viết
Trọn bộ đề thi Văn vào 10 năm học 2022-2023 của các trường THPT thuộc tỉnh Nam Định cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.
Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2022 của Nam Định được cung cấp chi tiết dưới đây.
Phần I: Tiếng việt (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Các câu sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
- Nói có sách, mách có chứng,
- Ăn ngay nói thật.
- Nói phải củ cải cũng nghe.
A. Phương châm về lượng.
B. Phương châm quan hệ.
C. Phương châm về chất.
D. Phương châm cách thức.
Câu 2. Những từ tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ được gọi là gì?
A. Từ đơn.
B. Từ ghép.
C. Tinh thái tử.
D. Từ láy.
Câu 3. Trong những câu sau, câu nào sử dụng thành ngữ?
A. Đầu lòng hai ả Tố Nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
B. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
C. Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
D. Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.
Câu 4. Từ trà nào trong những trường hợp sau đây dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ?
A. Bố đang pha trà.
B. Trà hà thủ ô.
C. Hết tuần trà.
D. Ấm trà ngon.
Câu 5. Trong các câu sau, câu nào chứa thành phần khởi ngữ?
A. Tôi cũng giàu rồi.
B. Lâm học giỏi môn Toán.
C. Giàu, tôi cũng giàu rồi.
D. Em là học sinh tiên tiến.
Câu 6. Trong các câu sau đây, câu nào không chứa thành phần tình thái?
A. Nhiều mây đấy, có lẽ trời sắp mưa.
B. Trời ơi, chỉ còn năm phút.
C. Đêm khuya, chó sủa nhiều chắc là có trộm.
D. Hình như thu đã về.
Câu 7. Trong hai câu thơ sau, nhà thơ Thanh Hải đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
A. Liệt kê.
B. Hoán dụ.
C. Điệp từ.
D. So sánh.
Câu 8. Trong đoạn văn sau đây, tác giả dùng các phép liên kết nào?
Một hôm tôi phàn nàn việc ấy với Bình Tự. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm...(Lão Hạc - Nam Cao)
A. Phép lặp, phép thế.
B. Phép nối, phép lặp.
C. Phép thế, phép đồng nghĩa.
D. Phép liên tưởng, phép nối.
Phần II: Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
(1) Đến bây giờ, khi đã ngồi bao nhiêu giả chở các chuyến bay, đã ngủ lê lết nhiều đêm trong các phi trường để hôm sau quá cảnh, tôi mới nhận ra rằng mình đã khác xưa, Lúc trước chị mơ về cảm giác được ngồi trong máy bay, giờ mới thấy rằng khoảnh khắc đứng nơi đất bằng nhìn chiếc máy bay lướt trên nền trời cũng thật tuyệt diệu. Lúc trước mơ về những vùng đất mới, những con người mới, bây giờ mừng rỡ giữa nơi xa lạ bắt gặp giọng Việt thân thương. Trước mơ về những chuyển đi, giờ còn mong cả những chuyển về. Bởi sau những giờ bay dài dằng dặc, tôi mới nghiệm ra rằng hạnh phúc của mình không chỉ nằm ở lúc ngồi trên những chuyến bay, nhìn mây trắng như bảng ngoài cửa sổ, háo hức trước một vùng đất mới, những con người mới, một văn hóa mới.
(2) Hạnh phúc của tôi còn ở lúc quay về, thảnh thơi ngắm dòng Cửu Long đục màu phù sa uốn lượn trên bạt ngàn ruộng lúa xanh non, ngỏ dài rừng Cát Tiền trải một màu xanh thẫm, nhìn những mái nhà lô nhỏ phía dưới, thấy có đâu đó nơi gọi là nhà mình. Hạnh phúc của tôi 7 là lúc ngồi trên chuyến bay trở về, nghe người ngồi ghể kể bên thì thảo giọng miền Tây. "Đi đâu về rồi cũng thấy nước Việt mình thật đẹp".
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2018, tr.143-144)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm). Trong đoạn (1), sau khi ngồi bao nhiêu giờ chờ các chuyến bay, nhân vật tôi nhận ra rằng mình đã khác xưa như thế nào?
Câu 2 (0,75 điểm), Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn văn (2).
Câu 3 (0,75 điểm). Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra sau khi đọc văn bản là gì? Vì sao?
Phần III: Tập làm văn (6,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm).
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết phải gắn bó với quê hương xứ sở.
Câu 2 (4,5 điểm).
Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích Làng (SGK Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trích truyện ngắn Làng) của nhà văn Kim Lân.
Xem ngay đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm học 2022 - 2023 THPT Chuyên Lê Hồng Phong (đề chung) do Sở GD&ĐT Tỉnh Nam Định biên soạn và công bố chính thức, được chúng tôi cập nhật sớm nhất tại đây.
I. TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong các câu sau:
a. Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
(Trích Bếp lửa, Bằng Việt)
b. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long)
c. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó.
(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)
d. Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều.
(Trích Đất nước, Nguyễn Đình Thi)
Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
Mẹ tôi như nhánh mạ gầy
Chắt chiu thành bát cơm đầy nuôi tôi
(Trích Mẹ tôi, Xuân Đam)
II. ĐỌC HIỂU (2,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Sự vĩ đại của Abraham Lincoln đã bộc lộ ở mức độ cao nhất khi ông đối mặt với các vấn đề có thể làm nản lòng những người kém cỏi hơn. Sự thất bại, những lần thua cuộc và các nghịch cảnh lúc đầu đời của ông đã chuyển thành một cấp độ thông minh mà người bình thường không bao giờ có được. Lincoln đã có được một đặc điểm hiếm thấy là có thể phát huy được một sức mạnh ý chí mạnh mẽ hơn thay vì bỏ cuộc khi tình hình trở nên khó khăn hơn và thành công không ở trong tầm nhìn. "Đừng lo sợ các ngọn gió của nghịch cảnh. Hãy nhớ rằng một con diều bay lên vì ngược chiều gió chứ không phải cùng chiều gió". Chừng nào ta còn sống, ta còn nếm trải nỗi sầu khổ, buồn phiền và đau đớn, Nhưng nếu hiểu được điều đó, ta sẽ thấy sự khác biệt bởi biển động và các cơn bão sẽ tạo nên những thuỷ thủ giỏi. Đau khổ vừa có thể khiến bạn cảm thấy ngọt ngào và dễ chịu hơn, vừa làm bạn cảm thấy chua xót và cay đắng! Nó có thể làm bạn nhũn nhặn hơn hoặc cứng rắn hơn. Cuộc sống là một cuốn phim mà bạn xem chỉ bằng đôi mắt duy nhất của chính mình. Điều gì xảy ra chẳng quan trọng lắm. Điều quan trọng là bạn đón nhận nó như thế nào.
(Dám thất bại, Dbnis Waltley, NXB Trẻ, 2006, tr.177 - 178)
Câu 1: Theo đoạn trích, “sự vĩ đại của Abraham Lincoln đã bộc lộ ở mức độ cao nhất" khi nào?
Câu 2: Em hiểu thế nào về ý nghĩa của hình ảnh “biển động và các cơn bão" trong đoạn trích?
Câu 3: Em có đồng tình với quan niệm của tác giả: “Cuộc sống là một cuốn phim mà bạn xem chỉ bằng đôi mắt duy nhất của chính mình"? Vì sao?
I. LÀM VĂN (5,5 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu cùng với những trải nghiệm của bản thân, hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về giá trị của nghịch cảnh đối với mỗi người.
Câu 2. (4,0 điểm)
"Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật”.
(Dẫn theo Lí luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, tr. 57)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ “cái đẹp của sự thật đời sống” được nhà thơ Chính Hữu “khám phá một cách nghệ thuật” qua bài thơ “Đồng chí”.
Xem ngay đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn chuyên năm học 2022 - 2023 THPT Chuyên Lê Hồng Phong do Sở GD&ĐT Tỉnh Nam Định công bố chính thức, được chúng tôi cập nhật sớm nhất tại đây.
I. ĐỌC HIỂU (2,5 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Nếu thường xuyên đọc blog của tôi, bạn nhận ra ngay tôi rất thích khách sạn Ian Schrager ở New York. Cách đây gần 10 năm, lần đầu tiên tôi ở đó khi giới thiệu cuốn sách "The Monk Who Sold His Ferrari” (Tìm về sức mạnh vô biên). Trong cuốn sách "The Greatness Guide" (Điểu vĩ đại giữa đời thường) tôi cũng nhắc đến khách sạn của Schrager ở London, một trong những khách sạn được ưa thích nhất trên thế giới. Tại sao tôi thích khách sạn của Schrager? Bởi vì khi lần đầu hoạt động, chúng không giống với mọi khách sạn khác, (giờ đây đa số khách sạn đều có ý tưởng bắt chước Schrager). Chúng rất thú vị đến nỗi bạn sẽ nhớ mãi. Chúng vừa là một chỗ nghỉ đêm vừa là một nơi trưng bày nghệ thuật hiện đại. Chúng dẫn dắt hơn là chạy theo - giống như bao ngành kinh doanh và con người từng thành công khác.
Tôi đang đọc cuốn sách rất hay của Harry Beckwith, “What Clients Love” (Điều khách hàng ưa thích), khi ngồi uống cà phê sáng nay. Tôi hồi tưởng về công việc, về cuộc đời. Trong sách này Beckwith trích dẫn câu nói của Schrager: "Cứ để hai mươi bốn người khinh thường (khách sạn của tôi) vì tất cả những gì tôi đang chăm chút, chỉ cần một trong hai mươi lăm người yêu mến chúng là được". Ý tưởng lớn cho chúng ta: những công ty nào cố gắng làm hài lòng tất cả mọi thứ cho mọi người cuối cùng sẽ chẳng là gì với bất cứ ai. Bạn cần đại diện cho một điều nào đó. Bạn cần mạnh bạo. Đam mê. Nhiệt tình. Để đạt tới đỉnh cao. Hoặc đừng cho gì cả.
(Hãy khác biệt, trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sarma, NXB Trẻ 2014, tr.143)
Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật “tôi” thích khách sạn của Schrager vì điều gì?
Câu 2: Việc trích dẫn ý kiến của Schrager trong đoạn trích có tác dụng như thế nào?
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng “những công ty nào cố gắng làm hài lòng tất cả mọi thứ cho mọi người cuối cùng sẽ chẳng là gì với bất cứ ai”?
Câu 4: Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra sau khi đọc đoạn trích trên? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,5 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm)
Lựa chọn tìm kiếm sự an toàn khi “đi theo dấu chân của người khác” hay làm “người mở đường” để tìm kiếm lối đi riêng?
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự lựa chọn của mình.
Câu 2: (5,0 điểm)
K.Pauxtopxki cho rằng: “Không có chi tiết thì tác phẩm không sống được. Ý nghĩa của chi tiết ở chỗ, sao cho cái vặt vãnh không dễ nhận thấy lại trở thành to lớn, lấp lánh trước mọi người.”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích chi tiết “vết thẹo” trên gương mặt người cha và chi tiết “cây lược ngà” mà người cha làm tặng con trong đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để thấy sự “to lớn, lấp lánh” của những chi tiết đó.
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Tỉnh Nam Định năm 2022 được chúng tôi cập nhật chính thức từ sở GD&ĐT Nam Định ngay khi có thông tin mới nhất.
Chúng tôi xin gửi đến quý thầy cô và các em đáp án chính thức môn Văn thi vào 10 tỉnh Nam Định được Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định công bố.
Xin được gửi đến quý thầy cô và các bạn đáp án chính thức đề thi Văn chung vào lớp 10 THPT Chuyên Lê Hồng Phong Nam Định năm 2022 được chúng tôi cập nhật nhanh nhất.
So đáp án đáp án chính thức đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định 2022 được cập nhật sớm nhất.
Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2022 của Nam Định, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.
Mời các bạn đón xem đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2022 của Nam Định các môn khác:
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2022 Nam Định (có đáp án) file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!