Nội dung bài viết
Trọn bộ đề thi Văn vào 10 năm học 2023-2024 của các trường THPT thuộc tỉnh Quảng Ninh cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.
Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2023 của Quảng Ninh được cung cấp chi tiết dưới đây.
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Ninh năm 2023 được chúng tôi cập nhật chính thức từ sở GD&ĐT Quảng Ninh ngay khi có thông tin mới nhất.
Câu 1.
a. Theo đoạn trích, khi mới sinh ra, nhân vật tôi đã có thể cảm nhận được hơi ấm của đôi bàn tay mẹ.
b. Phép lặp
c. Liệt kê: dạy tôi viết những nét chữ đầu tiên; giặt sạch chiếc áo tôi mặc; đánh bóng đôi giày tôi mang; thắp sáng ngọn đèn trên bàn học, dọn đẹp gọn gàng bàn ghế, tủ sách cho tôi.
Tác dụng của phép liệt kê: nhấn mạnh và sự dịu dàng, âu yếm, ân cần chăm sóc cho "tôi" từng chút một. Qua đó cũng thể hiện sự trân trọng, tình yêu thương của con dành cho mẹ.
d. Trình bày quan điểm của em về ý kiến của tác giả. Giải thích.
Gợi ý:
- Em đồng ý với ý kiến của tác giả.
- Vì: Chúng ta không thể bắt gặp ở đâu một người hi sinh tất cả những gì mình có, dành cho ta những điều tốt đẹp nhất mà không đòi hỏi bất cứ điều gì như mẹ. Mẹ luôn là động lực, là người chắp thêm đôi cánh cho ta vững bước trên đường đời đầy chông gai phía trước.
Câu 2.
* Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận: Lòng hiếu thảo.
* Bàn luận vấn đề:
a. Giải thích
- Lòng hiếu thảo là gì?
+ Đối xử và chăm sóc tốt cha mẹ của mình.
+ Hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời.
b. Phân tích, chứng minh
- Biểu hiện của lòng hiếu thảo?
+ Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính, vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn.
- Vì sao sống phải có lòng hiếu thảo?
+ Ông bà cha mẹ là những người sinh thành và nuôi dưỡng ta khôn lớn, luôn dành cho ta những điều tốt đẹp nhất trên đời này.
+ Lòng hiếu thảo là chuẩn mực trong đời sống văn hóa Việt Nam.
+ Người có lòng hiếu thảo được mọi người trân trọng, yêu mến.
+ Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý mà nó được thể hiện qua chữ “hiếu”.
+ Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình.
c. Mở rộng
- Trong xã hội còn nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi.
⇒ Những người như thế thật đáng chê trách.
d. Bài học nhận thức và hành động
- Sống phải có lòng hiếu thảo.
- Thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay.
* Khẳng định lại vấn đề: Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa, là nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam.
Câu 3.
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Y Phương và tác phẩm "Nói với con".
- Khái quát sơ lược về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
2. Thân bài
Có thể phân tích theo hướng như sau: Vẻ đẹp phẩm chất của người đồng mình
- "Người đồng mình" hiện lên với vẻ đẹp của nghị lực, ý chí
+ Lối nói giàu hình ảnh "người đồng mình" gợi sự thân thương, gần gũi
+ Động từ "thương" kết hợp với từ chỉ mức độ "lắm" để thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia về tinh thần.
+ Sử dụng những hình ảnh mang đậm tư duy miền núi: "Cao" và "xa" thể hiện ý chí con người vượt qua khó khăn của "đá gập ghềnh", "thung nghèo đói".
+ Điệp ngữ "Sống", "không chê" thể hiện ý chí và quyết tâm
+ Phép so sánh "Sống như sông như suối" gợi tinh thần lạc quan, mạnh mẽ "sống" với tâm hồn phóng khoáng như thiên nhiên.
- "Người đồng mình" hiện lên qua tinh thần gắn bó, thủy chung với mảnh đất quê hương cùng ý thức, tinh thần tự tôn dân tộc
+ "Người đồng mình thô sơ da thịt" ẩn chứa niềm tự hào về những con người giản dị, chất phác, thật thà, đồng thời là lời ngợi ca ý chí, cốt cách không hề "nhỏ bé" của họ.
+ Cách nói "Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương" vừa diễn tả quá trình dựng nhà, dựng cửa của người miền núi, vừa diễn tả tinh thần đề cao, nâng tầm quê hương.
+ "Còn quê hương thì làm phong tục": Những phong tục tập quán là điểm tựa tinh thần nâng đỡ và tạo động lực cho con người.
3. Kết bài
Đánh giá ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ
Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2023 của Quảng Ninh, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.
Tham khảo thêm:
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2023 Quảng Ninh (có đáp án) file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!