Logo

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Hà Nội có đáp án chính thức

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Hà Nội chính thức có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, chính xác từ sở giáo dục đào tạo Hà Nội dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo nhanh nhất, hỗ trợ file tải pdf, word miễn phí
3.6
14 lượt đánh giá

Trọn bộ đề thi Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT thành phố Hà Nội cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.

Tham khảo thêm:

Đề tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 Hà Nội chính thức

Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của thành phố Hà Nội đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.

Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Hà Nội được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.

Đề thi lên lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2021

Đề thi vào lớp 10 môn văn thành phố Hà Nội 2021

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn trường Chuyên Hà Nội 2021

Đề thi vào lớp 10 môn văn trường Chuyên Hà Nội 2021

Đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 Chuyên KHTN Hà Nội 2021 - Đại học Khoa học Tự nhiên

Đề thi vào lớp 10 môn văn Chuyên KHTN Hà Nội 2021 - ĐH Khoa học tự nhiên-1

Đề thi vào lớp 10 môn văn Chuyên KHTN Hà Nội 2021 - ĐH Khoa học tự nhiên-2

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn 2021 Chuyên Hà Nội - ĐH Sư phạm Hà Nội

Đề thi vào lớp 10 môn văn Chuyên Hà Nội 2021 - ĐH Sư phạm Hà Nội

Đề thi Chuyên Văn vào lớp 10 trường Sư Phạm Hà Nội 2021

Đề thi vào lớp 10 môn văn trường Chuyên Sư phạm Hà Nội 2021

Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2021 trường Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

Trích dẫn nội dung đề tuyển sinh lớp 10 chuyên Văn của Đại học Quốc Gia Hà Nội

Câu 1 - Nghị luận xã hội (4,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: "Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép". Nhưng, cũng có ý kiến khẳng định: "Không nên coi sai lầm là phép thử cho cuộc đời của bạn"

Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về các ý kiến trên.

Đề thi vào lớp 10 môn văn trường Chuyên KHXHNV Hà Nội 2021

Đáp án đề thi Văn vào 10 năm 2021 Hà Nội chính xác nhất

So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội 2021 cập nhật chính từ đội ngũ chuyên gia giải đề của chúng tôi (đáp án mang tính chất tham khảo).

Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 Hà Nội năm 2021

Phần I.

Câu 1:

“Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948.

Tác phẩm được in trong tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

Câu 2:

a. Yêu cầu về hình thức:

- Đoạn văn (12 câu).

- Đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp (tổng – phân – hợp)

- Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết câu và câu ghép (có gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép)

b. Yêu cầu về nội dung: Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong 7 dòng đầu bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu.

Đoạn văn đảm bảo các ý sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ và bảy câu thơ đầu: Chính Hữu là nhà thơ – chiến sĩ, trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp nên viết rất chân thật, cảm động về những hiện thực và tình cảm người lính; trong đó bảy câu thơ đầu của bài thơ đã nêu lên cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng.

* Phân tích:

- Cơ sở thứ nhất của tình đồng chí là chung hoàn cảnh xuất thân:

+ Hai dòng thơ đầu đối nhau rất chỉnh: “Quê hương” đối với “làng tôi”, “nước mặn đồng chua” đối với “Đất cày lên sỏi đá”.

+ “Nước mặn đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn, “đất cày lên sỏi đá” là vùng đồi núi trung du đất bị đá ong hóa.

=> Qua đó, ta thấy được cơ sở đầu tiên của tình đồng chí đó là cùng cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó, họ đều là những người nông dân nghèo mặc áo lính – có sự đồng cảm giai cấp.

- Cơ sở thứ hai của tình đồng chí là chung nhiệm vụ, lí tưởng:

+ Vì quê hương, đất nước, tự bốn phương trời xa lạ cùng về đứng trong hàng ngũ cách mạng, cùng chung một chiến hào.

+ Với hình ảnh “súng”, “đầu” vừa thực vừa tượng trưng cho nhiệm vụ, lí tưởng; đồng thời kết hợp với điệp từ “bên” đã khẳng định giờ đây, anh và tôi đã có sự gắn kết trọng vẹn về lí trí, lí tưởng và mục đích cao cả. Đó là cùng chiến đấu giành độc lập cho tổ quốc.

- Cơ sở thứ ba của tình đồng chí là chung gian khó: Tình đồng chí còn được nảy nở rồi gắn bó bền chặt khi họ cùng chia vui sẽ buồn, đồng cam cộng khổ.

+ Hình ảnh “đêm rét chung chăn” rất giản dị mà vô cùng gợi cảm, chỉ từ “chung” duy nhất cho ta thấy được nhiều điều: “Chung gian khó, chung khắc nghiệt, chung thiếu thốn và đặc biệt là chung hơi ấm để vượt qua khó khăn, để họ trở thành tri kỉ.

+ Câu thơ đầy ắp kỉ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.

- Chính Hữu thật tài tình khi tình đồng chí được thể hiện ngay trong cách sắp xếp trật tự từ “anh”, “tôi”: từ chỗ đứng tách riêng trên hai dòng thơ rồi cùng song hành trong dòng thơ thứ ba, và rồi không còn phân biệt từng cá nhân nữa. Từ chỗ là “đôi người xa lạ”, họ đã “quen nhau”, đứng cùng nhau trong cùng một hàng ngũ, nhận ra nhau là “đôi tri kỉ” để rồi vỡ òa trong một thứ cảm xúc mới mẻ, thiêng liêng “đồng chí”.

- Câu thứ thứ bảy “Đồng chí!” là câu đặc biệt, cảm thán, câu thơ tuy chỉ có hai từ nhưng đã trở thành bản lề gắn kết cả bài thơ. Hai tiếng “đồng chí” đứng tách riêng thành một dòng thơ đặc biệt như một kết luận, một phát hiện, một điểm nhấn về một thứ tình cảm mới mẻ, thiêng liêng, vô cùng cao đẹp – tình đồng chí. Đến đây, ta hiểu rằng đồng cảnh, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảm sẽ trở thành đồng chí. Đồng chí – chính là sự kết tinh giữa tình bạn và tình người.

=> Cơ sở của tình đồng chí được Chính Hữu lí giải bằng một chữ “đồng”, tạo ra sự càng ngày xích lại gần nhau của hai con người, hai trái tim. Đó là quá trình từ đồng cảnh đến đồng ngũ, đồng cảm đến đồng tình và đỉnh cao là đồng chí. Từ xa lạ, đến quen nhau, để thành tri kỉ. Khi đồng chí gắn với tri kỉ thì đồng chí không còn là khái niệm chính trị khô khan nữa mà chứa chan bao cảm xúc.

* Nhận xét: Như vậy, chỉ với bảy câu thơ – Chính Hữu đã nêu lên cơ sở của tình đồng chí – tình cảm cao quí, thiêng liêng, sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi gian khổ để quyết tâm chiến đấu và chiến thắng.

Câu 3: 

Hình ảnh cuối bài thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” cho thấy vẻ đẹp của anh bộ độ cụ Hồ:

Tư thế chiến đấu hiên ngang, chủ động, mạnh mẽ và hết sức dũng cảm của người lính.

Tư thế đó còn cho thấy sự gắn bó keo sơn của người đồng chí, họ tạo ra tư thế thành đồng vách sắt, sẵn sàng “chờ giặc tới”.

Qua đó còn cho thấy tinh thần yêu nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc của người lính.

=> Chỉ với một câu thơ nhưng Chính Hữu đã tạc nên một bức tranh chân dung đẹp đẽ về ý chí kiên cường, sự dũng cảm và tinh thần yêu nước nồng nàn của họ.

Phần II.

Câu 1:

Xten-mét-xơ cho rằng “vạch một đường thẳng” có giá 1 đôla nhưng “tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy” lại có giá 9999 đôla vì:

- Khẳng định lời của chuyên gia Xten-mét-xơ hết sức ngắn gọn, mỗi từ ngữ đều có dụng ý sâu sắc.

- Giải thích:

- “vạch một đường thẳng” có giá 1 đôla:

+ Vạch một đường thẳng thì vô cùng dễ dàng, ai cũng có thể làm được

+ Giá trị bạn nhận được phù hợp với tri thức bạn có.

-“tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy” lại có giá 9999 đôla:

+ Nhưng phải tìm ra chỗ vạch đúng đường thì mới có giá trị.

+ Người có tri thức sẽ làm được những việc mà nhiều người không làm được.

+ Tri thức giúp con người tạo ra được nhiều loại sức mạnh phi thường.

+ Tri thức nâng cao giá trị con người.

Câu 2:

a. Yêu cầu về hình thức:

- Trình bày suy trinh trong khoảng ⅔ trang giấy thi.

- Không mắc các lỗi về dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

b. Yêu cầu về nội dung: Tri thức làm nên giá trị con người.

Đoạn văn đảm bảo các ý sau:

* Giới thiệu, dẫn dắt vào đề.

- Nêu luận đề: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?

* Giải thích:

- Tri thức: Là những hiểu biết của con người về mọi lĩnh vực trong đời sống được tích lũy qua quá trình học hỏi, rèn luyện, lao động.

- Giá trị con người: Là ý nghĩa của sự tồn tại mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được vị trí trong cuộc đời.

=> Những hiểu biết của con người ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống sẽ giúp con người khẳng định được vị trí của mình trong cuộc đời.

* Bàn luận

- Vì sao có thể nói tri thức làm nên giá trị con người:

+ Giá trị con người không phải chỉ được xác định bằng hình thức bên ngoài mà quan trọng hơn là được xem xét từ tính cách, tâm hồn, những ứng xử của chúng ta với người khác và để có được những điều đó thì phải tích lũy bằng sự hiểu biết, tri thức.

+ "Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh". (Lê-nin)

- Biểu hiện của tri thức làm nên giá trị con người:

+ Có tri thức, bản thân mỗi người sẽ biết làm thế nào cho hợp lí với mọi tình huống trong cuộc sống, tự nâng cao khả năng giao tiếp, cải thiện các mối quan hệ.

+ Có tri thức, mỗi người sẽ bản lĩnh hơn trước những tính huống không mong muốn xảy ra, từ đó bản lĩnh, tự tin tìm cách giải quyết.

+ Biết tri thức làm nên giá trị sống, phong cách sống, mỗi người sẽ không ngừng tích lũy tri thức dày thêm để tự phát triển và hoàn thiện chính mình.

+ ….

Muốn có được sức mạnh của tri thức con người cần không ngừng học tập, tích lũy kiến thức và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Trong quá trình làm, học sinh lấy dẫn chứng phù hợp.

* Phản đề - mở rộng:

+ Tri thức tạo nên giá trị con người nhưng có những người nhởn nhơ, bỏ phí thời gian tích lũy tri thức vào những việc vô bổ, để cuộc đời trôi qua hoài phí.

+ Có những người biết tích lũy thêm hiểu biết nhưng lại sử dụng nó vào việc hủy diệt, làm hại đồng loại, trục lợi cho bản thân. Như thế, tri thức chỉ thật sự tạo nên giá trị tốt đẹp khi được vận dụng để làm những điều có ích cho cộng đồng.

- Liên hệ bản thân: Bản thân em đã tích lũy tri thức để không ngừng nâng cao giá trị của chính mình.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn THPT Chuyên Hà Nội 2021

Câu 1:

Cách giải:

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: yêu những điều không hoàn hảo.

2. Thân bài

* Giải thích yêu những điều không hoàn hảo là gì ?

-   Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết không vụ lợi, bất chấp sự không hoàn hảo của con người, sự vật,...

-   Yêu những điều không hoàn hảo là chấp nhận mọi thứ như nó vốn là, trao đi tình yêu thương vô điều kiện.

* Biểu hiện của việc yêu những điều không hoàn hảo

-   Yêu thương chính bản thân mình

-   Học cách lắng nghe và đồng cảm với mọi người

-   Trân quý và hướng về gia đình

-   Chấp nhận mọi thứ như nó vốn vậy, biết đủ và yêu thương cuộc sống, con người xung quanh

*  Ý nghĩa của tình yêu thương vô điều kiện

-   Trân quý bản thân, tự tin và kiên cường chiến đấu cho lý tưởng của mình

-   Tiếp thêm động lực phi thường để không ngừng cố gắng và lan tỏa điều tích cực

-   Học cách tự chữa lành cho bản thân và đem tình yêu thương đến với mọi người

-   Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.

-   Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;

-   Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.

*  Phản đề:

-   Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai.

*  Bài học nhận thức và hành động

-   Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống

-   Học cách chấp nhận và biết đủ, cho đi không vụ lợi, yêu thương vạn vật vô điều kiện

-  Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.

3. Kết bài

-   Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của tình yêu thương vô điều kiện, yêu cả những điều không hoàn hảo; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài

-  Giới thiệu về ý kiến

-  Giới thiệu về một số bài thơ làm rõ ý kiến: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Viếng lăng Bác (Viễn Phương), Nói với con (Y Phương).

2. Thân bài

•  Giải thích ý kiến:

-    Cái mới: điểm độc đáo, sáng tạo trong các tác phẩm nghệ thuật

-    Cái hay: những ý nghĩa, tình cảm cao đẹp mà tác phẩm truyền tải

=> Không phải cái mới nào cũng hay, cái mới làm nên cái hay là cái mới có ý nghĩa cao cả, tình cảm chân thành thắm thiết.

=> Điều làm nên cái hay của một tác phẩm nghệ thuật chính là những hình tượng, chi tiết mới lạ độc đáo được chọn lọc kỹ lưỡng và trau chuốt cầu kỳ, công phu, mang cái nhìn đa diện, nhiều chiều, ẩn chứa những tầng ý nghĩa sâu sắc.

• Cái mới góp phần làm nên cái hay của các bài thơ:

a. Mùa xuân nho nhỏ

*  Nhan đề độc đáo, sáng tạo:

“Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ:

+    Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.

+    Thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

+    Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm.

* Cách bày tỏ ước nguyện mới lạ mà tha thiết, chân thành:

Tác giả thể hiện tâm nguyện tha thiết muốn cống hiến qua những hình ảnh đẹp, thuần phác

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

+    Điệp từ “ta” để khẳng định đó là tâm niệm chân thành của nhà thơ, cũng là khát vọng cống hiến cho đời chung của nhiều người

+    Các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc

-    Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ khi thể hiện thiết tha, cảm động khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa.

+    Điệp từ “dù là” khiến âm điệu câu thơ trở nên thiết tha, lắng đọng

+    Dù đang nằm trên giường bệnh nhưng tác giả vẫn tha thiết với cuộc đời, mong muốn sống đẹp và hữu ích, tận hiến cho cuộc đời chung

→   Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình

=> Khái quát về nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài, khẳng định ý kiến

b. Viếng lăng Bác

* Kết cấu đầu cuối tương ứng với hình ảnh hàng tre:

Hàng tre là hình ảnh sáng tạo được tác giả lồng ghép khéo léo:

-    Hình ảnh thực:

+    Hình ảnh tre là hình ảnh thân thương của làng quê, là nỗi nhớ quen thuộc khi nghĩ về Việt Nam thân yêu.

+    Hàng tre mọc thẳng tắp lên bầu trời cao và không chia cành nhánh.

-    Hình ảnh tượng trưng:

+    Hàng tre đứng thẳng hàng chính là sự ngay thẳng của người Việt Nam, trong mọi hoàn cảnh, vẫn hiên ngang.

+    Hình ảnh tre ở cuối bài được nhấn mạnh tính đoàn kết, trung hiếu- phẩm chất tốt đẹp của người Việt.

=> Xây dựng kết cấu đối ứng với hình ảnh tre ở đầu – cuối bài nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, và nhấn mạnh cảm xúc tự hào, yêu mến của tác giả.

* Sử dụng các hình ảnh ẩn dụ đặc sắc:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

-   Hình ảnh ẩn dụ mặt trời - Bác thể hiện sự vĩ đại của Bác, niềm thành kính của nhà thơ và dân tộc việt Nam đối với Bác.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

-   Hình ảnh ẩn dụ "tràng hoa" thể hiện niềm thành kính, xúc động của người dân khi vào lăng viếng Bác. Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

-   Hình ảnh Bác đang trong "giấc ngủ bình yên" khiến tả càng thêm xót xa về sự ra đi của Bác. Vầng trăng: hình ảnh trong thơ ca gắn với cuộc đời Bác, đây còn là biểu tượng cho con đường soi sáng dân tộc.

-   Cảm xúc chân thành vỡ òa, đau nhói trong sâu thẳm cõi lòng tác giả:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

-    Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi ở bên Bác: muốn làm con chim, đóa hoa. Đặc biệt ước nguyện trở thành cây tre trung hiếu ở mãi bên Bác, đây là hình ảnh mang tính kết tinh cao phẩm chất con người Việt Nam.

→    Nhà thơ và dân tộc Việt Nam luôn dành tình cảm đặc biệt kính trọng, yêu thương đối với Người. => Khái quát về nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài, khẳng định ý kiến

c. Nói với con

* Cách bày tỏ mới lạ cho chủ đề giản dị, gần gũi :

-    Mượn lời nói với con Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi người, gợi về sức sống mạnh mẽ bền bỉ quê hương mình.

-    Xuyên suốt bài thơ là nguồn cảm hứng, tình cảm thiêng liêng tình phụ tử, còn song song với tình cảm yêu quê hương đất nước. Bài thơ cho ta thấy cái nhìn nhân văn, cao cả của tác giả qua cách giáo dục con mình.

* Hình ảnh “người đồng mình” mang tính biểu tượng đầy độc đáo lại thân thương:

Qua việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”, tác giả dặn dò mong ước con minh sẽ kế tục phát huy một cách xứng đáng với truyền thống cao đẹp đó của quê hương.

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao do nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thưng nghèo đói.

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”

-    “Người đồng mình” đó! Những con người sống quanh năm vất vả mà mạnh mẽ và khoáng đật biết bao nhiêu, những con người ấy luôn gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo.

-    Qua những đức tính vừa nói của “người đồng mình”, tác giả mong muốn con mình phải một lòng chung thủy với quê hương, sẵn sàng chấp nhận gian nan thử thách để vượt qua chúng bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người dồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con”

-    Tuy mộc mạc nhưng rất giàu chí khí, niềm tin, “người đồng mình” dù “thô sơ da thịt” nhưng nhất định không nhỏ bé về tâm hồn, về quyết tâm và mơ ước xây dựng quê hương. Chính họ đã làm nên truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp tự bao đời, đã “tự đục đá kê cao quê hương", còn quê hương thì làm phong tục. Qua các đức tính ấy của người đồng mình” người cha dặn dò con hãy biết tự hào với truyền thông quẽ hương để tự tin vững bước trên đường đi tới.

Tình cảm cha với con là tình cảm yêu thương, trìu mến thiết tha. Điều lớn lao mà cha muốn truyền cho con chính là lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

=> Khái quát về nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài, khẳng định ý kiến

⇒    Đánh giá, nhận xét về những nét đặc sắc, những “cái mới” góp phần làm nên “cái hay” của ba bài thơ trên (và một số bài khác sáng tác sau năm 1975) đồng thời khẳng định lại tính đúng đắn của ý kiến được nêu.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý kiến và khái quát lại những cái mới làm nên cái hay cơ bản trong các bài thơ, bày tỏ suy nghĩ và quan điểm bản thân.

Đáp án đề thi lớp 10 môn Văn trường Chuyên KHTN Hà Nội (ĐH Khoa học tự nhiên) 2021

A. PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI TẤT CẢ THÍ SINH

Câu I:

Cách giải:

1. Trắc nghiệm:

a.    B         b.    A      c.    B        d.    A

2. Tiếng Việt

-    Biện pháp tu từ so sánh: "Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè".

-    Biện pháp nhân hóa: "soi", "tóc".

-    Biện pháp ẩn dụ: "nước gương trong".

=> Tác dụng:

-    Các biện pháp tu từ đã thổi hồn vào sự vật, hiện tượng; làm cho sự vật, hiện tượng trở nên sống động, như một sinh thể có hồn.

-    Hình ảnh hàng tre yểu điệu giống như một cô thiếu nữ.

-    Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng

đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.

--> Gợi lên tình yêu quê hương, đất nước: nhà thơ như hòa mình cùng với nắng, với dòng sông quê hương, soi chiếu chính mình trong dòng sông quê hương.

Câu II:

Cách giải:

I. Mở bài:

-   Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: ý chí nghị lực sống của con người.

-   Không một tài năng vĩ đại nào thiếu đi được ý chí mạnh mẽ.

II. Thân bài:

* Giải thích khái niệm, câu nói

-  Ý chí là bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu để đạt được mục tiêu đề ra.

-  Người có ý chí nghị lực là người có ý chí sức sống mạnh mẽ, luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời để vươn lên, khắc phục hoàn cảnh đi đến thành công.

=> Khẳng định câu nói của Ban – dắc: Không một tài năng vĩ đại nào thiếu đi được ý chí mạnh mẽ là hoàn toàn đúng đắn.

* Biểu hiện

-  Nghị lực của con người không phải trời sinh ra mà có, nó xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống. Dẫn chứng: Nguyễn Sơn Lâm…

-  Luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốt đẹp.

*  Vai trò, ý nghĩa của ý chí nghị lực

-  Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Bill Gate,…

-  Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống

-  Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn

-  Trở thành những tấm gương về ý chí, nghị lực vượt lên số phận.

-  Người có ý chí nghị lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác.

*  Bình luận, mở rộng

- Phê phán những người không có ý chí, nghị lực:

+  Những người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời. => Lối sống cần lên án gay gắt.

*  Bài học nhận thức và hành động

-  Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng.

-  Cần phải học cách rèn luyện mình để có thể vững vàng và trưởng thành hơn sau mỗi lần vấp ngã

-  Rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn biết vươn lên, vượt qua khó khăn trong cuộc sống

-  Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí nghị lực, không có niềm tin về cuộc sống.

-  Học tập những tấm gương sáng để đi tới thành công.

III. Kết đoạn:

- Khẳng định lại vai trò quan trọng của ý chí nghị lực trong cuộc sống

-  Khẳng định câu nói của Ban – dắc là hoàn toàn đúng đắn.

-  Liên hệ bản thân

B. PHẦN TỰ CHỌN

Câu III. A

Cách giải:

1. Mở đoạn

-    Giới thiệu tác giả Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

-    Ước nguyện được cống hiến cho đời của tác giả

-    Vị trí: Thuộc khổ thơ thứ 4 và khổ thơ thứ 5 của bài thơ.

2. Thân đoạn

a. Khổ thơ thứ 4

-    Ước muốn của tác giả: trở thành con chim, làm cành hoa: những thứ giản dị mà đẹp đẽ tô điểm cho cuộc đời một cách thầm lặng mà ý nghĩa.

-    Điệp cấu trúc câu: “Ta làm…” nhấn mạnh khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.

-    Muốn mang đến cho cuộc đời những giai điệu đẹp đẽ, ý nghĩa. Trong bản nhạc rộn rã của cuộc đời, tác giả chỉ muốn làm một nốt trầm nhưng cũng đủ làm xao xuyến lòng người. → Thể hiện sự khiêm tốn.

→    Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu. Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào.

b. Khổ thơ thứ 5

-    Khao khát cống hiến của tác giả: muốn được dâng hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước xuyên suốt cuộc đời của mình dù là khi đang trong độ tuổi hai mươi thanh xuân tươi đẹp hay khi mái tóc đã bạc trắng.

-  “Lặng lẽ”: sự cống hiến trong âm thầm, yên lặng nhưng nồng nhiệt, hết mình, không phô trương.

-    Điệp từ “dù là” như là một lời hứa, cũng là một lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.

→  Bốn câu thơ thể hiện tình yêu thương, một lời hứa, một lời tự nhủ với bản thân sẽ sống hết mình và cống hiến nhiệt tình cho tổ quốc mến yêu bằng cả cuộc đời mình - Một mùa xuân nho nhỏ.

3. Kết đoạn

Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích và tác phẩm.

Câu III. B

Cách giải:

1.  Mở đoạn

-  Giới thiệu vài nét về tác giả Lê Minh Khuê và truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.

-  Giới thiệu khái quát về đoạn trích và tâm lí của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom.

2. Thân đoạn:

Giới thiệu nội dung đoạn trích và nêu cảm nhận chung về tâm lí của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom.

- Tâm lí của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom:

+ Không gian xung quanh: Vắng lặng đến phát sợ khói đen vật vờ từng cụm mây bay ầm ầm ở xa…Câu ngắn gợi hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường.

+  Mặc Phương Định đã ” quen rồi”. Mỗi ngày phá bom 5 lần ngày nào ít thì 3 lần, nhưng khi đến gần quả bom vẫn thấy sợ -> Lòng tự trọng khiến cô vượt lên trên nỗi sợ hãi ” cảm thấy ánh mắt chiến sĩ đang dõi theo mình tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom. Khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới” -> Cảm giác rất chân thực Phương Định sẵn sàng đối mặt với công việc một cách tự tin đầy kiêu hãnh.

- Khi thực hiện các thao tác phá bom.

+ Mọi công việc cô làm được miêu tả hết sức tỉ mỉ chân thực cụ thể mọi cảm giác của Phương Định trở lên sắc nhọn: “Thỉnh thoảng lưới xẻng chạm vào quả bom một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng một dấu hiệu chẳng lành”.

+ Kề bên cái chết im lìm bất ngờ hiểm nguy có thể đến ngay tức khắc cô đã cảm nhận chính xác trong từng thao tác chạy đua với thời gian vượt qua thần chết: Đào đất đặt gói thuốc mình bên cạnh quả bom dòng dây cháy chậm châm ngòi trở về chỗ ẩn nấp.

-  Lúc chờ quả bom nổ: Cảm giác căng thẳng chờ đợi đến nghẹt thở cô nghe thấy các tiếng tích tắc của đồng hồ đè nên những con số vĩnh cửu, cô có nghĩ đến một cái chết nhưng mờ nhạt điều quan trọng với cô là liệu mìn có nổ không, bom có nổ không, không thì làm thế nào để châm mìn lần hai -> Đó là lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm cao, luôn hoàn thành trác nhiệm tốt dù có phải hi sinh suy nghĩ ấy đã truyền cho người đọc cảm xúc yêu quý khâm phục, trân trọng Phương Định nói riêng và các cô gái Thanh niên xung phong nói chung, khao khát chữa lành những vết thương chiến tranh để thông đường cho ô tô vượt Trường Sơn tiến thẳng vào Miền Nam đánh Mĩ.

-   Khi bom nổ: “Một thứ tiếng kì quái đến vang óc” ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được, mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo” Cô và đồng đội đã chiến thắng mảnh bom xé không khí lao và rít vô hình trên đầu trong trận phá bom ấy, một đồng đội của cô là Nho đã bị thương chứng tỏ sự mất mát hi sinh các cô phải gánh chịu nhưng trên hết các cô nói chung và Phương Định nói riêng thật gan góc kiên cường đầy bản lĩnh.

=> Có thể nói, xây dựng nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã chọn được những phương thức trần thuật hợp lí khi nhà văn đặt điểm nhìn vào nhân vật chính của mình để nhân vật tự kể chuyện. Nhờ vậy, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật – tâm lí Phương Định đạt đến độ tinh tế nhất. Ngôn ngữ trần thuật qua nhân vật chính làm cho tác phẩm có giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính…

3. Kết đoạn

- Nêu đánh giá, cảm nhận của em về tâm lí của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom.

-  Liên hệ vai trò của tuổi trẻ hiện nay trong việc bảo vệ đất nước.

Đáp án đề thi chuyên Văn lớp 10 Hà Nội năm 2021 (ĐH Sư phạm HN)

Câu 1:

Cách giải:

a. Học sinh dựa vào bài đọc trình bày quan điểm của mình, lý giải.

Gợi ý: Tác giả không hề cực đoan khi phê phán giải trí. Bởi lẽ tác giả không hề phủ định sạch trơn tác dụng của giải trí. Tác giả đang nói đến tác hại của giải trí ở khía cạnh quá độ.

b. Học sinh tìm và nêu 01 biện pháp tu từ có trong câu văn “ Kẻ trác táng hoang phí và vắt kiệt mọi sức mạnh của cuộc sống, làm khô cạn cội nguồn của hạnh phúc đích thực” sử dụng biện pháp liệt kê.

Tác dụng

+ Tạo điểm nhấn cho đoạn văn, tăng sức gợi hình gợi cảm.

+ Nhấn mạnh tác hại của việc giải trí quá độ khi con người ngập tràn trong lạc thú.

d. Học sinh có thể trình bày bất kì hình thức giải trí quá độ nào và nêu lên quan điểm về nó.

Gợi ý: Chơi game, nghiện game.

1. Mở đoạn:

Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Tác hại của việc chơi game quá nhiều.

2. Thân đoạn:

- Giải trí quá độ: Giải trí là nhu cầu của mỗi con người nó khiến con người thư giãn hơn sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi. Nhưng giải trí quá độ nghĩa là biến các công việc giải trí trở thành công việc chính chứ không còn là việc giải trí nữa, tập trung quá nhiều thời gian và nó mà quên đi thế giới bên ngoài mà việc nghiện game của một số bạn trẻ ngày nay là một ví dụ

- Nghiện game khiến các bạn trẻ sao nhãng việc học tập, công việc. Gây hậu quả xấu, không tốt cho cuộc sống, thậm chí ảnh hưởng tới tương lai của các bạn sau này.

- Nghiện game dẫn đến lối sống xa rời thực tế, chìm đắm trong thế giới ảo mà quên mất những giá trị đích thực của cuộc sống.

- Nghiện game dẫn đến tha hóa con người, con người trở nên trì trệ, ngại giao tiếp, dần sống khép mình với cuộc sống. …..

- Tuy nhiên chúng ta cũng không phủ nhận tuyệt đối những lợi ích mà việc chơi game mang lại. Điều quan trọng chúng ta phải biết tự làm chủ bản thân biết sử dụng hình thức giải trí đúng lúc, đúng mục đích để đạt được hiệu quả cao nhất. Học sinh chú ý đưa ra các dẫn chứng xác thực để chứng minh.

3. Kết đoạn:

Tổng kết, kết thức vấn đề.

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Thành Long và truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa:

+ Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và ký từ thời kì kháng chiến chống Pháp với lối viết nhẹ nhàng gợi cảm đầy chất thơ.

+ Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (1970) ra đời sau chuyến đi thực tế Lào Cai, tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long.

+ Truyện ngắn Lặng lẽ SaPa , nhà văn Nguyễn Thành Long đã đem đến cho bạn đọc một vẻ đẹp bình dị mà cao cả nơi SaPa “lặng lẽ”

- Nêu vấn đề nghị luận: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” .

+ Nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng là nhân vật trung tâm của truyện, là một trong những biểu tượng của người lao động xây dựng đất nước sau chiến tranh.

2. Thân bài

a. Phân tích nhân vật anh thanh niên

- Hoàn cảnh sống và làm việc:

+ Anh sống trên trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu, quanh năm sống với hoa cỏ.

+ Công việc thực hiện trong điều kiện thời tiết khó khăn, thử thách với mưa sương gió lạnh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu.

+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)

=> Cuộc sống thiếu thốn, khổ cực, cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.

- Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:

+ Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000 m).

+ Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”.

+ Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp

+ Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp.

- Hành động, việc làm đẹp:

+ Anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao dù chỉ có một mình không ai giám sát:

+ Nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày.

+ Chủ động trong công việc và cuộc sống

=> Công việc là niềm đam mê, công việc của anh dù thầm lặng ít người biết đến nhưng anh vẫn rất yêu công việc.

- Phong cách sống cao đẹp:

+ Tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp

+ Yêu thiên nhiên: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực rỡ...

+ Yêu con người: Cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người

+ Khiêm tốn, thành thực : cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé.

+ Tự giác, tự nguyện với công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.

+ Chủ động trong công việc thực hiện, lối sống khoa học, nề nếp.

=> Những phẩm chất của anh thanh niên là đại diện cho những người lao động nhiệt huyết, trung thực, giản dị, khiêm tốn, âm thầm và luôn cống hiến vì Tổ quốc.

b. Từ nhân vật anh thanh niên nêu lên ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm: Truyện ngắn Lặng lẽ SaPa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã đem đến cho bạn đọc một vẻ đẹp bình dị mà cao cả nơi SaPa “lặng lẽ”

- Ngợi ca những con người lao động, hi sinh thầm lặng để cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước.

- Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp ấy sẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp tâm hồn trong mỗi con người.

=> Anh thanh niên là đại diện tiêu biểu cho những con người yêu nghề, yêu đời, sống hết mình, cống hiến vì đất nước một cách thầm lặng.

3. Kết bài

Khái quát những phẩm chất, tính cách, công việc của anh thanh niên, ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm thể hiện qua nhân vật và cảm nhận của bản thân.

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn trường Chuyên Sư phạm Hà Nội 2021

Câu 1:

Cách giải:

1. Mở bài:

-   Giới thiệu vấn đề nghị luận

-  Nêu nhận định, khẳng định tính đúng đắn của nhận định

2. Thân bài:

a. Giải thích nhận định:

Ngày nay, khi xã hội phát triển nhu cầu của con người ngày càng tăng cao. Kéo theo đó là sự phát triển không ngừng của công nghệ. Công nghệ dần thay thế con người trong lao động sản xuất vì tính hữu ích của nó. Đồng nghĩa với đó con người dần lệ thuộc vào công nghệ. Tất cả mọi công việc đề nhờ công nghệ xử lý. Từ đó, con người sinh ra ỉ nại, lười học hỏi, lười lao động, lười phát triển bản thân gây nên hệ quả không tốt.

b. Chứng minh:

- Tác dụng của công nghệ trong đời sống ngày nay:

Con người được hưởng lợi từ sự phát triển công nghệ: hưởng thụ các sản phẩm tốt hơn, tiện ích hơn, tiết kiệm sức lao động, đặc biệt là ở các công việc nguy hiểm, ô nhiễm; đời sống con người được nâng cao.

-  Chúng ta đang dần lệ thuộc vào công nghệ: Con người trở nên lười suy nghĩ, lười vận động; những mối liên hệ thường ngày như trò chuyện, quan tâm, chăm sóc trở nên lỏng lẻo. Từng con người trở nên khô cứng, ít quan tâm đến nhau, ít biểu đạt tình cảm...

-  Thế giới công nghệ, thông tin đem đến cho con người những ảo tưởng, đặc biệt là bộ phận giới trẻ chìm đắm vào thế giới ảo (nghiện game online, mạng xã hội...) dẫn đến những hiện tượng xấu, không kiểm soát được bản thân, dẫn tới hành động sai trái, nguy hại.

-  Giải pháp để khắc phục:

+  Trong thời đại ngày nay, vẫn cần thiết phát triển công nghệ. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ cần tiết chế, phù hợp.

+  Ở tầm vĩ mô là sự tăng cường quản lí, sử dụng công nghệ để phục vụ cho mục đích lành mạnh, phục vụ cộng đồng.

+  Với các cá nhân, cần cân bằng giữa việc sử dụng công nghệ và thực hiện những trách nhiệm với cộng đồng, gia đình, tạo ra các diễn đàn, sân chơi lành mạnh, gắn kết cá nhân trong gia đình và xã hội.

c. Bài học nhận thức và hành động:

-  Nhận thức được vai trò quan trọng của công nghệ trong cuộc sống hiện đại, văn minh của con người và những hệ lụy từ việc lạm dụng công nghệ.

-  Bài học hành động: Chăm lo học tập, tiếp thu những công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, đồng thời luôn ý thức được mục đích sử dụng; bản lĩnh trước sức hấp dẫn của công nghệ

đối với cá nhân; xác định lý tưởng sống, mục tiêu và phấn đấu nhằm đạt được mục tiêu đó.

3. Kết bài:

Khái quát lại vấn đề nghị luận.

Câu 2:

Cách giải:

I. Mở bài

-  Giới thiệu vấn đề nghị luận: Trong văn bản nghệ thuật, mối quan hệ giữa mở đầu và kết thúc là hết sức đa dạng và luôn giữ vai trò quan trọng làm nên ý nghĩa của tác phẩm.

-  Giới thiệu ngắn gọn 2 tác giả và tác phẩm: Ông đồ ( Vũ Đình Liên), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

II.Thân bài

1. Giải thích:

-  Khung của tác phẩm văn học được tạo thành bởi hai yếu tố: mở đầu và kết thúc. Vai trò đặc biệt của các phạm trù mở đầu và kết thúc văn bản trong việc mô hình hoá có quan hệ trực tiếp với những mô hình văn hoá phổ quát nhất. Chẳng hạn, những mô hình văn hoá phổ quát luôn để lại dấu ấn đậm nét của các phạm trù ấy trong một phạm vi văn bản hết sức rộng lớn.

-  Mở đầu như đường ranh giới cơ bản luôn luôn chiếm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng.

-  Kết thúc: Nếu yếu tố mở đầu của văn bản có quan hệ ở một mức độ nhất định với việc mô hình hoá nguyên nhân, thì phần kết thúc lại tăng cường dấu hiệu của mục đích.

=> Khẳng định: Mối quan hệ giữa mở đầu và kết thúc là hết sức đa dạng và luôn giữ vai trò quan trọng làm nên ý nghĩa của tác phẩm và qua hai bài thơ Ông đồ ( Vũ Đình Liên), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) đã làm sáng tỏ được điều đó.

2. Chứng minh

2.1. Ông đồ ( Vũ Đình Liên)

a. Mở đầu

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

-  Hình ảnh ông đồ xuất hiện gắn liền với hình ảnh hoa đào báo hiệu mùa xuân về.

+  Ông đồ và hoa đào là hình ảnh gắn liền với nhau, báo hiệu cho năm mới

+  Cặp từ "Mỗi năm ... lại": sự quen thuộc, lặp đi lặp lại như thói quen thường niên, đối với ông đồ và với mọi người.

+  Hình ảnh ông đồ cùng giấy đỏ, mực tàu: hình ảnh quen thuộc ăn sâu vào tâm trí con người mỗi khi tết đến xuân về.

=> Hình ảnh đẹp đẽ nhất, bình dị, trầm lặng giữa cái xô bồ của phố xá thời điểm giao mùa.

- Hình ảnh ông đồ thời kì này là trung tâm điểm thu hút sự chú ý của mọi người:

+  Chỉ yên lặng ngồi bên phố, thế nhưng, ông đồ lại thu hút sự chú ý của tất cả mọi người

=> Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh rất nhẹ

b. Kết thúc

Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

-    Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh rất nhẹ và khép lại cũng rất khẽ khàng. Năm xưa, khi hoa đào nở, ta thấy hình ảnh ông đồ hiện lên đẹp và rực rỡ làm sao: tay viết câu đôi đỏ. Nhưng nay, cùng thời điểm khi đào nở ông đồ đã không còn nữa. Hình ảnh cũng đã nhạt dần và biến mất vào thời gian

=> Đánh giá: Kết cấu đầu cuối tương ứng, mở đầu bài thơ là Mỗi năm hoa đào nở – Lại thấy ông đồ già, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở – Không thấy ông đồ xưa. Kết cấu này chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Tứ thơ “cảnh cũ người đâu” trong thơ cổ được sử dụng gợi một sự thương cảm sâu sắc.

2.2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

a. Mở đầu

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

-    Biện pháp nghệ thuật

+    Điệp ngữ: không có

+    Liệt kê: kính, đèn, mui, thùng

=> thể hiện sự tàn phá của chiến tranh và tổn thất nặng nề mà chúng ta phải chịu

-    Tinh thần bất khuất, ý chí mạnh mẽ của những người lính lái xe + Vẫn lạc quan và đầy tự tin

+ Vượt qua mọi khó khăn, giữ vững tay lái cho bánh xe lăn đều

-  Chiến tranh khiến cho chiếc xe không còn kính, bị biến dạng, tái hiện chân thực nhất hình ảnh của cuộc chiến tranh chống Mĩ khốc liệt.

b. Kết thúc

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

-  Thái độ ngang tàng bất chấp khó khăn, nguy hiểm của những người lính lái xe, khẳng định quyết tâm giải phóng miền Nam không lay chuyển, một lòng vì miền Nam thân yêu.

-  Hình ảnh trái tim ở cuối bài thơ: Là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo

+  Lòng yêu Tổ quốc, tinh thần tự tôn dân tộc

+  Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

+ Chính tình yêu, sự quả cảm của các anh là yếu tố quan trọng làm nên thành công cho kháng chiến

=> Đánh giá: Ở khổ thơ đầu nhà thơ đã tái hiện hình ảnh chiếc xe không kính, đến khổ thơ cuối nhà thơ lại một lần nữa tái hiện hình ảnh chiếc xe không có kính nhằm khắng định sức mạnh, ý chí quyết tâm của người lính chiến đấu.

III. Kết bài:

-  Khẳng định: Trong văn bản nghệ thuật, mối quan hệ giữa mở đầu và kết thúc là hết sức đa dạng và luôn giữ vai trò quan trọng làm nên ý nghĩa của tác phẩm.

-  Khái quát lại vấn đề trong 2 bài thơ và nêu cảm nhận của em về nó.

Đáp án đề Văn thi vào lớp 10 trường Chuyên KHXHNV Hà Nội 2021

Nội dung sớm được cập nhật. Các bạn nhớ f5 liên tục để xem thông tin mới nhất...

Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của TP. Hà Nội các môn khác:

Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021 của Hà Nội, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn Văn, Văn, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn thành phố Hà Nội 2021, hỗ trợ tải file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
3.6
14 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status