Nội dung bài viết
Để chuẩn bị cho kì thi vào vào lớp 10 sắp tới, chúng tôi sưu tầm và giới thiệu các em tài liệu Đề thi thử môn Văn vào lớp 10 trường trung học phổ thông Hùng Vương năm 2020 có lời giải đi kèm, từ hệ thống kho đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trên cả nước. Nhằm giúp các em ôn tập, rèn luyện giải các dạng đề thi khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi chuyển cấp quan trọng của các em học sinh lớp 9.
Tham khảo thêm một số đề thi thử vào lớp 10 môn học khác:
Câu 1 (2.0 điểm)
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
(Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục, 2014)
a) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Tìm các từ cùng trường từ vựng chỉ sự vật có liên quan đến nghề chài lưới.
c) Chỉ rạ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ trên.
Câu 2 (2,0 điểm)
Bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ đối với giới trẻ.Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về tác hại củamạng xã hội Facebook.
Câu 3 (6,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng - Kim Lân. Qua đó, em rút ra bài học gì để phát huy lòng yêu nước trong thời đại ngày nay.
Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 THPT Hùng Vương
Câu 1:
a) Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh
b) Các trường từ vựng chỉ sự vật liên quan đến nghề chài lưới: chiếc chuyền, mái chèo,trường giang, cánh buồm
c) Hình ảnh so sánh "chiếc thuyền nhẹ hăng như cho tuấn mã" "cánh buồm dương to như mạnh hồn làng".
- "Hăng" nghĩa là hăng hái, hãng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn chấn. Con thuyền được so sánh "hăng như con tuấn mã" là một so sánh độc đáo. Tuấn mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh. Những con thuyền lướt sóng như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường.
- Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cánh buồm - mảnh hồn làng - ấy còn là niềm hi vọng to lớn của làng chài quê hương.
Câu 2:
- Nêu vấn đề: Lợi ích quan trọng nhất đối với mạng xã hội này là giúp mọi người kết nối với nhau nhưng dường như qua đó nó lại thể hiện nhiều tác hại không nhỏ đối với giới trẻ.
- Những tác hại đối với giới trẻ:
Sử dụng Facebook quá nhiều không chỉ khiến bạn dành ít thời gian cho người thân mà còn khiến họ buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè "ảo" hơn những gì trước mắt.
Sử dụng Facebook càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực, thậm chí dẫn đến trầm cảm.
Sử dụng Facebook cả ngày cũng có thể gây béo phì. Nguyên nhân là bạn sẽ không có thời gian để vận động, không tập thể dục.
Quá chú tâm vào mạng xã hội dễ làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống. Họ chăm chú để trở thành người nổi tiếng trên mạng.
Nguy cơ từ hacker, virus đều cảnh báo sự riêng tư cá nhân dần mất đi khi mạng xã hội ngày càng phát triển.
Ngồi trước máy tính hay điện thoại để lướt Facebook cả ngày có thể dẫn đến sự lười biếng. Đó chính là sự lãng phí thời gian.
Những người sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng có xu hướng theo dõi mọi hành động của người ấy. Đây cũng là một phần dẫn đến cãi vã và chia tay.
Người dùng mạng xã hội Facebook càng nhiều thì càng cảm thấy cô đơn.
Sử dụng Facebook không đúng cách có thể gây bạo lực trên mạng
Sử dụng mạng xã hội Facebook có thể làm giảm tương tác giữa người với người.
Xao lãng mục tiêu cá nhân và giết chết sự sáng tạo, kết quả học tập giảm sút
Câu 3: Dàn ý tham khảo
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Kim Lân là một trong những cây bút hiện thực tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam, có sở trường về truyện ngắn, ông am hiểu về đời sống sinh hoạt của người nông dân và được mệnh danh là "người một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy nông thôn".
- Giới thiệu tác phẩm: Truyện “Làng" được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948; là một trong những truyện ngắn thành công nhất của Kim Lân.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Truyện kể về nhân vật ông Hai, một nông dân cần cù, chất phác, có tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng thủy chung, son sắt. Đoạn trích cuộc đối thoại giữa ông Hai và đứa con út sau khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đã thể hiện cảm động những phẩm chất tốt đẹp của ông.
II. Thân bài
1. Tóm tắt tác phẩm và nêu tình huống truyện
- Truyện kể về ông Hai - người nông dân yêu làng tha thiết nhưng phải đi tản cư. Ngày ngày ông đều chăm chỉ nghe đọc báo trên đài phát thanh để nắm bắt thông tin về cái làng của mình. Nhưng thật không may, ông phải đối diện với thông tin làng mình theo giặc nên vô cùng đau khổ, tủi nhục, giằng xé, sợ hãi. Ông lo lắng không biết rồi sẽ phải đi đâu về đâu? Ông nghĩ đến việc về làng rồi lập tức loại bỏ suy nghĩ đó: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù"...
- Đoạn trích là cuộc đối thoại giữa hai cha con ông lão sau khi đưa ra quyết định đó.
2. Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích
a. Nỗi đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: Mấy hôm liền ông chỉ ru rú ở xó nhà, không dám đi đâu vì tủi hổ, nhục nhã, sợ người ta biết ông là người Chợ Dầu.
- Ông lão ôm đứa con trai út vào lòng, trò chuyện với nó như để giải tỏa nỗi lòng: "Những lúc buổn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa".
- Chuyện về làng Chợ Dầu như một nỗi ám ảnh, xoắn chặt lấy tâm can ông. Dù đau đớn và tủi nhục, ông vẫn không khỏi hướng về làng nên đã hỏi con: “Thế nhà con ở đâu?... Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?", ông hỏi nó nhưng là hỏi chính lòng mình và câu trả lời của đứa trẻ chính là nỗi lòng của ông.
- Ông lão khóc, nước mắt giàn giụa “chảy ròng ròng hai bên má". Đó là giọt nước mắt của biết bao cay đắng, tủi nhục ê chề mà chỉ những người giàu lòng tự trọng như ông mới có được.
- Tình yêu cách mạng, lòng tin yêu cụ Hồ của ông lão đã truyền sang cho cả đứa con. Cả hai bố con ông đều một lòng "ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!".
- Tình cảm đó còn thể hiện rõ qua những câu văn nửa trực tiếp - lời văn như lời độc thoại nội tâm của nhân vật: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết, có bao giờ dám đơn sai". Lời văn rất mộc mạc, giản dị nhưng thấm đẫm tình cảm chân thành và dường như thấm cả những giọt nước mắt của ông lão. Ông lão nói với con chính là để giãi bày tiếng lòng và minh oan cho mình vậy. Mỗi lời của ông như một lời thể sắt đá, cả cái chết cũng không làm ông thay đổi!
b. Niềm vui của ông Hai khi tin làng thoe giặc được cải chính.
Cái cách ông đi từng nhàm gặp từng người chỉ để nói với họ tin cải chính ấy đã thể hiện được tinh thần yêu nước son sắt của ông Hai, cái tình cảm chân thành của người nông dân chất phác.
Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào khôn tả.
=> Tinh yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng nơi ông thật sâu sắc, mãnh liệt.
- Nhà văn Kim Lân đã tạo dựng một tình huống thử thách tâm lí nhân vật rất đặc sắc, qua đó, tính cách, phẩm chất của nhân vật nổi lên thật rõ ràng. Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, gần gũi; ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo; sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm cũng góp phần tạo nên một hình tượng chân thực và đẹp đẽ về người nông dân Việt Nam.
- Đoạn trích đã cho ta thấy sự phát triển trong nhận thức của người nông dân Việt Nam: tình yêu làng là cơ sở của tình yêu nước, yêu cách mạng song tình yêu nước vẫn bao trùm lên tất cả và là định hướng hành động cho họ.
III. Kết bài
- Khẳng định lại vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam và tấm lòng của nhà văn đối với họ.
Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 khác:
Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn ngữ văn khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về đề thi thử môn văn vào 10 năm 2020 trường THPT Hùng Vương, hỗ trợ tải file word, pdf hoàn toàn miễn phí.