Logo

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Thái Bình có đáp án chính thức

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Thái Bình chính thức có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, chính xác từ sở giáo dục đào tạo Thái Bình dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo nhanh nhất, hỗ trợ file tải pdf, word miễn phí
2.7
13 lượt đánh giá

Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Thái Bình cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.

Đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 Thái Bình chính thức

Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của Thái Bình đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.

Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Thái Bình được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.

Đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Thái Bình 2021

Đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Thái Bình 2021

Đề thi lên lớp 10 môn Văn trường Chuyên tỉnh Thái Bình 2021

Câu 1 (3,0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của em về ý kiến sau:

Không ai có thể gặt hái thành công mà chưa từng gieo trồng.

(Dẫn theo trithucvn.org/vanhoa)

Câu 2 (7,0 điểm)

Truyện ngắn là thể loại tự sự có dung lượng nhỏ nhưng đem đến cho người đọc những bài học nhân sinh sâu sắc.

Bằng hiểu biết về truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2020), em hãy làm rõ những bài học nhân sinh chứa đựng trong dung lượng nhỏ của tác phẩm.

Đề thi vào lớp 10 môn văn trường Chuyên tỉnh Thái Bình 2021

Đáp án đề thi Văn vào 10 năm 2021 tỉnh Thái Bình chính xác nhất

So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thái Bình 2021 cập nhật từ đội ngũ chuyên gia giải đề của chúng tôi (đáp án mang tính chất tham khảo).

Đáp án đề tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 tỉnh Thái Bình

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2:

Cách giải:

Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong câu: “Sen đã tàn sau mùa hạ/Mẹ đã lìa xa cõi đời” là cụm từ: “lìa xa cõi đời” ý nói đến cái chết.

Câu 3:

Cách giải:

Học sinh trình bày theo ý hiểu của mình, lý giải

- Đóa hoa thơm ý chỉ những thành quả, sự thành công trong cuộc sống.

- Chiếc bóng: Sự vô hình không tồn tại, âm thầm lặng lẽ.

-> Sự hi sinh của người mẹ là vô tận, người mẹ hi sinh suốt cả cuộc đời cho con mình không một lời than vãn. Đến khi con thành công thì cũng là lúc người mẹ bước sang độ tuổi xế chiều, trở về với cát bụi. Câu thơ gửi gắm thông điệp: Hãy yêu thương mẹ khi còn có thể.

Câu 4:

Cách giải:

Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình

Gợi ý:

- Cuộc sống của người mẹ được hiện lên đầy rẫy những khó khăn vất vả.

- Phẩm chất của người mẹ: Sự yêu thương che chở, hi sinh, sự vị tha, chắt chiu những gì tốt đẹp nhất dành cho con …..

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Cách giải:

I. Mở đoạn: 

- Giới thiệu về sự cần thiết của lối sống có trách nhiệm trong cuộc sống của mỗi người.

II. Thân đoạn:

1. Giải thích:

Sống có trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:

- Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập,….

- Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh

- Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước gia cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho

- Đối với công dân: thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh

3. Sự cần thiết của của lối sống có trách nhiệm:

- Sống có trách nhiệm là một chuẩn mực để đánh giá nhân cách, sự trưởng thành của một người

- Là một nét sống đẹp, là phẩm chất cần có của những người trẻ hiện đại.

- Là hành động khẳng định giá trị bản thân, dấu hiệu cơ bản, quan trọng của việc hòa nhập với cộng đồng, giúp cho cuộc sống chung trở nên tốt đẹp hơn.

4. Ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm:

- Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ

- Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý

- Được lòng tin của mọi người

- Thành công trong công việc và cuộc sống

5. Phản đề

- Những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm,...

III. Kết đoạn:

Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống

- Tinh thần trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp

- Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài:

- Giới thiệu vài nét về tác giả Lê Minh Khuê và truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.

- Giới thiệu khái quát về đoạn trích và tâm lí của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom.

2. Thân bài:

Giới thiệu nội dung đoạn trích và nêu cảm nhận chung về tâm lí của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom.

- Tâm lí của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom:

+ Không gian xung quanh: Vắng lặng đến phát sợ khói đen vật vờ từng cụm mây bay ầm ầm ở xa…Câu ngắn gợi hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường.

+ Mặc Phương Định đã ” quen rồi”. Mỗi ngày phá bom 5 lần ngày nào ít thì 3 lần, nhưng khi đến gần quả bom vẫn thấy sợ -> Lòng tự trọng khiến cô vượt lên trên nỗi sợ hãi ” cảm thấy ánh mắt chiến sĩ đang dõi theo mình tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom. Khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới” -> Cảm giác rất chân thực Phương Định sẵn sàng đối mặt với công việc một cách tự tin đầy kiêu hãnh.

- Khi thực hiện các thao tác phá bom.

+ Mọi công việc cô làm được miêu tả hết sức tỉ mỉ chân thực cụ thể mọi cảm giác của Phương Định trở lên sắc nhọn: “Thỉnh thoảng lưới xẻng chạm vào quả bom một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng một dấu hiệu chẳng lành”.

+ Kề bên cái chết im lìm bất ngờ hiểm nguy có thể đến ngay tức khắc cô đã cảm nhận chính xác trong từng thao tác chạy đua với thời gian vượt qua thần chết: Đào đất đặt gói thuốc mình bên cạnh quả bom dòng dây cháy chậm châm ngòi trở về chỗ ẩn nấp.

- Lúc chờ quả bom nổ: Cảm giác căng thẳng chờ đợi đến nghẹt thở cô nghe thấy các tiếng tích tắc của đồng hồ đè nên những con số vĩnh cửu, cô có nghĩ đến một cái chết nhưng mờ nhạt điều quan trọng với cô là liệu mìn có nổ không, bom có nổ không, không thì làm thế nào để châm mìn lần hai -> Đó là lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm cao, luôn hoàn thành trác nhiệm tốt dù có phải hi sinh suy nghĩ ấy đã truyền cho người đọc cảm xúc yêu quý khâm phục, trân trọng Phương Định nói riêng và các cô gái Thanh niên xung phong nói chung, khao khát chữa lành những vết thương chiến tranh để thông đường cho ô tô vượt Trường Sơn tiến thẳng vào Miền Nam đánh Mĩ.

- Khi bom nổ: “Một thứ tiếng kì quái đến vang óc” ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được, mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo” Cô và đồng đội đã chiến thắng mảnh bom xé không khí lao và rít vô hình trên đầu trong trận phá bom ấy, một đồng đội của cô là Nho đã bị thương chứng tỏ sự mất mát hi sinh các cô phải gánh chịu nhưng trên hết các cô nói chung và Phương Định nói riêng thật gan góc kiên cường đầy bản lĩnh.

=> Có thể nói, xây dựng nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã chọn được những phương thức trần thuật hợp lí khi nhà văn đặt điểm nhìn vào nhân vật chính của mình để nhân vật tự kể chuyện. Nhờ vậy, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật – tâm lí Phương Định đạt đến độ tinh tế nhất. Ngôn ngữ trần thuật qua nhân vật chính làm cho tác phẩm có giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính…

3. Kết bài:

- Nêu đánh giá, cảm nhận của em về tâm lí của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom.

- Liên hệ vai trò của tuổi trẻ hiện nay trong việc bảo vệ đất nước.

Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 trường Chuyên tỉnh Thái Bình năm 2021

Câu 1:

Cách giải:

1. Giải thích

- Thành công: đạt được kết quả như mong muốn, hoàn thành được ý nguyện.

- Gieo trồng: làm công việc gieo cấy, có bước khởi đầu.

-> Câu nói “Không ai có thể gặt hái thành công mà chưa từng gieo trồng” khẳng định nếu muốn đạt được điều mình mong muốn thì phải có lao động, gieo mầm từ những bước đầu tiên, dành tâm sức cho nó.

2. Vì sao phải gieo trồng để gặt hái quả ngọt?

- Không có gì tự nhiên mà đến, nếu không tự mình làm từ đầu sẽ không có những bước tiếp theo, sau đó.

- Công việc “gieo trồng” cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc nhất về những gì mình đang làm, từ đó có cách xử lí hợp lí, đúng đắn.

- Kể từ bước “gieo trồng”, ta biết nâng niu những gì mình đang làm, từ đó, kể cả có “gặt hái được thành công” cũng không tự mãn với kết quả, luôn có ý chí cố gắng hơn nữa và biết trân trọng thành quả đó.

- Chọn lựa kĩ lưỡng hạt giống ngay

3. Biểu hiện của những người biết “gieo trồng” để rồi “gặt hái thành công”.

Từ bước đầu tiên bằng cách cân nhắc kĩ càng, phát hiện những ưu – khuyết điểm để thấy gì phù hợp nhất.

- Không ngừng cố gắng, nỗ lực trong quá trình gieo trồng dù có gặp hoàn cảnh không như mong muốn; có bản lĩnh đối mặt với những giông bão để tự bảo vệ hạt giống của mình.

- Biết tận dụng nhiều nguồn lực cho hạt giống phát triển, bền bỏ tìm kiếm những nguồn dinh dưỡng cho cây trồng để có thể phát triển tốt nhất.

4. Phản đề - mở rộng

- Có những người không muốn “gieo trồng” nhưng lại mong được “gặt hái” nên phụ thuộc vào người khác, thậm chí trách móc người khác.

- Có những người chỉ có bước đầu tiên là “gieo trồng” mà không chăm bẵm cũng không đạt được kết quả như mong muốn.

5. Liên hệ bản thân.

Câu 2:

Cách giải:

1. Giải thích

- Ý kiến đưa ra một cách hiểu về truyện ngắn.

- “Dung lượng nhỏ” phù hợp với hình thức ngắn, chỉ xoay quanh một tình huống nhất định và tình huống đó châu tuần tất cả các sự kiện của truyện, làm nổi hình nổi sắc nhân vật, bộc lộ chủ đề tác phẩm, tư tưởng của nhà văn.

- “Đem đến cho người đọc những bài học nhân sinh sâu sắc” nhắc đến ý nghĩa tư tưởng của truyện ngắn. Thông qua những tác phẩm, tác giả gửi gắm vào đó những triết lí, tư tưởng, những bài học về con người và cuộc đời. Câu chuyện có thể xảy ra ở một thời, ứng với những nhân vật cụ thể nhưng thông qua đó ta có bài học cho mọi thời, ý nghĩa phổ quát lớn.

2. Chứng minh những “bài học nhân sinh” chứa đựng trong “dung lượng nhỏ” của tác phẩm “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng. 

- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” ra đời vào năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, sau này, được NQS đưa vào tập truyện cùng tên của mình. Câu chuyện thể hiện tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

* Tình huống truyện độc đáo, bất ngờ, hấp dẫn.

- Có 2 tình huống tiếp nối nhau làm nên mạch diễn biến phức tạp của truyện đó là tình huống gặp gỡ và tình huống chia xa.

- Tình huống gặp gỡ: sau 8 năm xa cách, ông Sáu dạt dào cảm xúc khi gặp bé Thu thì bất ngờ, cô con gái không nhận ra ba. Khi nhận ra ba thì đúng lúc ông Sáu phải lên đường.

- Tình huống chia xa: ông Sáu trở lại căn cứ, dồn sức làm cây lược ngà tặng con, khi chiếc lược hoàn thành thì ông Sáu hi sinh, chưa kịp trao tận tay cho con món quà yêu thương ấy.

- Nhận xét:

+ Cả 2 tình huống đều chứa đầy tính bất ngờ, giàu kịch tính. Đấy cũng là 1 đặc điểm của truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, gây nhiều hồi hộp và sức hấp dẫn với người đọc.

+ Cả 2 tình huống đều thể hiện những nghịch lý của chiến tranh, bộc lộ tình cảm cha con sâu sắc và giàu ý nghĩa.

* Qua hai tình huống, làm ngời sáng vẻ đẹp của tình cha con

Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần cha về thăm nhà

Trước khi nhận ra cha:

- Cuộc gặp gỡ bất ngờ của 2 cha con ông Sáu:

+ Cảm xúc của ông Sáu mạnh mẽ đến nôn nóng.

+ Thái độ của bé Thu: lảng tránh đến sợ hãi, tái mặt đi, vụt chạy kêu thét sau nhiều ngày vẫn không gọi ông Sáu là ba, nói trống không, không chịu nhờ ông chắt nướ nồi cơm to đang sôi, hất miếng trứng cá ông Sáu gắp cho vào bát, khi bị ông đánh thì liền bỏ về bà ngoại.

- Đánh giá: Thái độ của bé Thu không đáng trách vì:

+ Do ông Sáu đã thay đổi với bức ảnh mà bé Thu đã biết về ba nên phản ứng của bé Thu hoàn toàn tự nhiên bởi tình cảm mà bé dành cho người cha trong ảnh rất sâu sắc. Trong cái “cứng đầu” của bé ẩn chứa niềm kiêu hãnh về người cha của mình. Đó cũng là cái mầm của một cá tính mạnh mẽ, của 1 cô giao liên Thu trong tương lai.

+ Thái độ của bé 1 phần còn do người lớn, đặc biệt là do chiến tranh: người lớn chưa lường trước được mọi chuyện nên chưa kịp giải thích cho bé về những biến đổi, chưa chuẩn bị tâm lí cho bé về những thay đổi trên gương mặt ba do vết thẹo gây ra. Nhưng sâu xa hơn là do chiến tranh gây ra. Bé Thu lại còn quá nhỏ nên không hiểu được những éo le của hoàn cảnh.

Khi nhận ra cha:

- Những thay đổi về tâm lí và hành động của bé Thu thật bất ngờ:

+ Nhà văn xoáy vào đôi mắt để khám phá những chuyển biến tình cảm sâu sắc của bé Thu: từ đôi mắt mở to “nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa” đến “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”.3

-> Điều ấy chứng tỏ tâm hồn bé Thu đang có những chuyển biến khác thường.

+ Cảm xúc của bé Thu bùng nổ trong tiếng thét: “Ba..a..a..a!”.

-> Tiếng thét có sức gây chấn động dữ dội đối với những người xung quanh đến mức “xé cả ruột gan mọi người”.

+ Nhà văn phối hợp miêu tả ngoại hiện (miêu tả qua vẻ bề ngoài) chân dung, hình ảnh, ngôn ngữ để diễn tả xúc cảm cao trào của bé Thu trong giờ phút chia tay ba. Dung lượng chi tiết về bé Thu được huy động dày đặc và đầy ấn tượng: xúc cảm mạnh đến mức như muốn dựng cả tóc: “làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên”. Vẻ bên ngoài ấy kết hợp với những động thái đầy cảm xúc, “lao tới ba, ôm lấy cổ ba, vừa khóc vừa van vỉ ba ở lại, hôn lên tóc, lên cổ, lên vai và cả vết thẹo dài trên má của ba, ôm lấy ba bằng cả 2 tay, 2 chân và đôi tay nhỏ bé run lên…”

-> Nếu trước kia bé Thu lạnh lùng với ba bao nhiêu thì bây giờ tình cảm với ba nồng nàn, mãnh liệt bấy nhiêu. 
Trong tình yêu dành cho ba dường như xen kẽ cả niềm ân hận không nguôi, sự níu kéo cái khoảnh khắc ít ỏi còn lại được ở bên người cha kính yêu của mình.

- Vì sao bé Thu có những thái độ lạ lùng về tình cảm như thế?

+ Thực ra, tình yêu bé Thu dành cho cha thật sâu sắc, mãnh liệt nhưng sự hiểu lầm do cảnh ngộ éo le của chiến tranh xô đẩy đã khiến bé Thu có những nhầm lẫn đáng tiếc.

+ Cái đêm bỏ về nhà bà ngoại đã tạo nên bước ngoặt tâm lí cho bé Thu để giải tỏa nỗi ngờ vực. Bà ngoại đã giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt của ba nó. Khi nghi ngờ được giải tỏa, tâm trạng Thu vừa ân hận vừa hối tiếc và lúc chia tay ba, tình cảm dồn nén bấy lâu ở Thu bừng ra mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt xen lẫn sự hối hận. Trước cảnh ấy, có người không cầm được nước mắt.

- Nhận xét: Qua những biểu hiện tâm lí và hành động, bé Thu có tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ và cũng thật dứt khoát, rạch ròi: Một tình yêu gan góc đến ương ngạnh, vừa ẩn chứa một cá tính mạnh mẽ, vừa rất hồn nhiên, ngây thơ, Nguyễn Quang Sáng đã tỏ ra am hiểu tâm lí trẻ thơ, biết nâng niu tâm hồn trẻ thơ và điều ấy giúp ông làm nên những trang viết sinh động và cảm động.

Tình cảm sâu nặng của người cha dành cho con: Ông Sáu là 1 cán bộ CM lăn lộn nhiều trong CT. Điều thú vị là, ẩn trong người cán bộ kiên cường ấy lại là 1 tâm hồn đa cảm đến run rẩy và dạt dào tình yêu thương.

Tình cảm của ông thể hiện rõ nét nhất trong lần về phép thăm nhà, gặp vợ, gặp con

- Tình cảm của ông dành cho con mạnh đến mức làm “nôn nóng” tâm hồn ông. Đấy là niềm xúc động được dồn nén sau 8 năm xa cách, thể hiện tình yêu sâu nặng của người cha dành cho đứa con bé bỏng của mình.

- Sự phản ứng bất ngờ của bé Thu (lạnh lùng từ chối cha) chính là bước ngoặt tâm lí của ông. Tình yêu chuyển sang nỗi đau: đứng sững lại, mặt sầm lại và xót xa nhất là chi tiết: “Hai tay buông thõng xuống như bị gãy”. Nỗi đau vô hình đã được hữu hình hóa qua phép so sánh đầy ấn tượng.

- Nhưng tình yêu con đã giúp ông kiên nhẫn và dịu dàng đánh thức ở bé Thu tình phụ tử: suốt ngày ở nhà, lúc nào cũng vỗ về con.

- Giờ phút chia tay: sự biến đổi bất ngờ của bé Thu đã làm ông xúc động đến rơi nước mắt.

-> Người chiến sĩ kiên cường trong lửa đạn ấy thật đa cảm và hạnh phúc trong giọt nước mắt, trước đứa con yêu của mình.

Tình cha con của ông Sáu càng bộc lộ sâu sắc khi ông lên căn cứ:

- Ông day dứt ân hận vì có lúc đã chót nóng giận đánh con.

- Ông luôn ám ảnh lời ngây thơ của con: “Ba về, ba mua cho con 1 cây lược nghe ba!”

- Ông biến lời hứa thành hành động, cố công làm cây lược cho con. Ông làm thận trọng và đầy tâm huyết, còn khắc lên đấy 1 dòng chữ tràn đầy yêu thương: “Yêu nhớ tặng Thu, con của ba”.

-> Chiếc lược trở thành biểu tượng của lòng phụ tử, làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao yêu nhớ của người cha đối với đứa con xa cách.

- Một TH éo le: “Ông Sáu hi sinh, chưa kịp trao lược tận tay cho con. Trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời, ông không quên gửi bác Ba để chuyển tới con chiếc lược thiêng liêng, là biểu tượng của tình phụ tử.4

* Nhận xét: Hai nhân vật khác nhau – 1 người cha dày dạn trên chiến trường với 1 đứa con thơ ngây bé nhỏ đều được NQS miêu tả tinh tế những diễn biến tâm lí sinh động sâu sắc. Câu chuyện tình cha con của ông Sáu gợi lên bao đau xót trước những éo le mà chiến tranh mang đến cho con người, đồng thời làm người đọc cảm động trước tình phụ tử, tình cảm gia đình, tình yêu thương của con người đã vượt lên đau thương và cao hơn cả cái chết. 

3. Tổng kết.

Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Thái Bình các môn khác:

Cập nhật điểm chuẩn vào 10 tỉnh Thái Bình 2021 mới và chính xác nhất. Mời các bạn tham khảo tại đây.

Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2021 của Thái Bình, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 tỉnh Thái Bình có đáp án chính thức, hỗ trợ tải file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
2.7
13 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status