Nội dung bài viết
Trọn bộ đề thi Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT thành phố Hồ Chí Minh cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.
Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của thành phố TP.HCM đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.
Câu 1: "Chúng ta đọc rất ít các tiểu thuyết ra đời cách nay 200 năm. Mọi thứ thay đổi nhanh đến nỗi sách hôm nay sẽ bị lãng quên trong 100 năm tới. Chỉ rất ít cuốn sách còn được tìm đọc. 200 năm nữa, trong số sách thời đại này chỉ còn 5 cuốn sống sót được". Hãy viết một bài nghị luận bày tỏ suy nghĩ về nhận định trên và tìm một số tác phẩm mà bạn cho là bất biến với thời gian.
Câu 2: "Trong tác phẩm văn học, những hình ảnh đẹp thường là kết tinh của năng lực tưởng tượng, năng lực đó chắp cánh cho tâm hồn vượt khỏi những giới hạn nhất định, nói hết thực và mộng, hôm nay với hôm qua và ngày mai, điều đang có với điều đã có và điều sẽ có. Nhờ tưởng tượng, các nhà thơ đã đem lại những sáng tạo về hình tượng, cảm xúc và ngôn ngữ, gây được những khoái cảm thẩm mỹ nơi người đọc". Bạn suy nghĩ thế nào về nhận định trên?
Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 TP Hồ Chí Minh được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn 2021 trường Phổ thông Năng Khiếu
Tham khảo thêm:
So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn TP HCM 2021 cập nhật chính thức từ sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh dưới đây:
Câu 1:
* Yêu cầu:
- Đảm bảo đúng hình thức bài văn nghị luận
- Nếu rõ được vấn đề nghị luận
- Dẫn chứng rõ ràng, chính xác
- Diễn đạt logic, sễ hiểu.
* Yêu cầu nội dung:
1. Mở bài:
- Giới thiệu dẫn dắt vào đề
- Nêu vấn đề cần nghị luận:
+ Nêu nhận định
+ Nêu quan điểm của bản thân (đồng ý)
+ Nêu vấn đề bao quát: Giá trị của sách và thời đại.
2. Thân bài:
a. Giải thích câu nói
- 200 năm trước, 100 năm trước hay 200 năm sau đều là những mốc thời gian thể hiện từng giai đoạn, từng thời đại khác nhau.
- Hành động tìm đọc thể hiện giá trị của cuốn sách đó vẫn còn phù hợp, vẫn mang lại lợi ích cho người đọc.
=> Sách nói chung và văn học nói riêng đều là những thước đo, là tấm gương để phản chiếu đời sống. Chính vì lẽ đó mỗi cuốn sách được ra đời vào thời gian nào sẽ mang hơi thở, mang màu sắc, tư tưởng, quan niệm của thời đại ấy. Xã hội không ngừng phát triển. Mọi thứ đều có thể thay đổi và thậm chí thay đổi rất nhanh. Những tư tưởng cũ sẽ dần được thay thế bằng những suy nghĩ tư duy mới mẻ. Có rất nhiều thứ hôm nay là đúng nhưng ngày hôm sau đã không còn chính xác. Như vậy có thể dễ hiểu tại sao những cuốn sách ra đời cách đây càng lâu thì khả năng chúng được tìm lại để đọc càng ít. Bởi những tư tưởng, hay lối sống trong đó không còn phù hợp với đời sống hiện đại nữa. Tuy nhiên, mọi thứ đều có ngoại lệ của nó. Có rất nhiều những tác phẩm đã tồn tại qua bao thăng trầm của thời đại và dẫu thời gian có làm lãng quên mọi thứ thì chúng vẫn luôn tồn tại như một lẽ hiển nhiên.
b. Chứng minh câu nói.
- Sách là tấm gương phản chiếu đời sống, thời đại vì vậy ở mỗi giai đoạn người ta lại ưa chuộng những loại sách khác nhau.
+ Nhằm ghi chép lại những sự kiện xảy ra trong một giai đoạn nhất định người ta sử dụng sách.
+ Nhằm thể hiện tư tưởng, cảm xúc, lên án, phê phán, cảm thông số phận, hoàn cảnh con người trong một giai đoạn nhất định người ta dùng sách.
+ Tư tưởng, cảm xúc, thế sự luôn thay đổi không ngừng.
+ Vì vậy những cuốn sách ra đời trong thời đại trước thường ít được tìm đọc ở thời đại sau.
+ Dẫn chứng: Sách về nho giáo là một trong những cuốn sách được ưa chuộng từ ngàn đời là kim chỉ nan cho mọi sũ tử nhưng giờ đây khi bước vào thời đại đổi mới, thời đại công nghiệp hóa, cuốn sách này không còn hoàn toàn đúng vì có một vài tư tưởng đã bị thay đổi và có cái nhìn khác.
- Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ, đó là những tác phẩm bất hủ mà giá trị của nó vẫn còn được giữ nguyên cho tới ngày nay.
+ Giá trị của những cuốn sách ngoài phản chiếu thời đại còn mang những giá trị nhân văn mà nó luôn đúng trong mọi thời đại. Những cuốn sách có được giá trị ấy là những cuốn sách tồn tại trường tồn với thời gian.
+ Dẫn chứng: 4 bộ tiểu thuyết kinh điển của Trung Hoa dưới thời nhà Đường là Tam Quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thủy Hử (Thi Nại Am), Tây du ký (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Thuyết Cần). Ngoài phản ánh thực trạng xã hội thời đại, ẩn sâu bên trong các tác phẩm còn là cách đối nhân xử thế, quy luật của cuộc đời, triết lý nhân sinh,…
+ Các tác phẩm văn học dân gian nước ta: ca dao, tục ngữ,… những kinh nghiệm dân gian được đúc kết lại và vẫn còn đúng cho tới ngày hôm nay.
c. Bàn luận mở rộng.
- Sách là sự phản ánh của thời đại. Có thể đến một lúc nào đó nó không còn phù hợp nhưng không bao giờ là vô dụng. Bởi lẽ nếu không có tác dụng giúp ta học hỏi được tri thức mới thì cũng còn rất nhiều tác dụng khác: lưu giữ nét văn hóa của một thời đã qua, nhìn nhận được những sai lầm mà thời đại trước đã mắc phải,…
- Chăm đọc sách dù là sách gì cũng đều đáng quý điều quan trọng chúng ta cần phải biết được giá trị của quyển sách đó nằm ở đâu.
3. Kết bài:
Khái quát lại nội dung, tư tưởng của nhận định.
Câu 2:
* Yêu cầu:
- Đảm bảo đúng hình thức bài văn nghị luận
- Nếu rõ được vấn đề nghị luận
- Dẫn chứng rõ ràng, chính xác
- Diễn đạt logic, sễ hiểu.
* Yêu cầu nội dung:
1. Mở bài:
- Giới thiệu dẫn dắt vào đề
- Nêu vấn đề cần nghị luận:
+ Nêu nhận định
+ Nêu quan điểm của bản thân (đồng ý)
+ Nêu vấn đề bao quát: Trí tưởng tượng trong tác phẩm văn học.
2. Thân bài
a. Giải thích nhận định:
+ Tưởng tượng: Tưởng tượng là khả năng hình thành các hình ảnh, cảm giác, khái niệm trong tâm trí khi không nhận thức đối tượng đó thông qua thị giác, thính giác hoặc các giác quan khác. Tưởng tượng là công việc của tâm trí, giúp cung cấp ý nghĩa cho kinh nghiệm và tri thức, là cơ sở cho việc nhận thức thế giới, nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình học tập.
+ Tưởng tượng trong văn học: Không phải là khả năng tạo ra những tình huống hoang đường, hoàn toàn không có thật, mà là khả năng “lạ hoá”, biết làm cho những cái quen thuộc trở thành xa lạ, mới mẻ, biết phát hiện ra cái lạ trong những cái đã quen. Nhờ đó, thế giới nghệ thuật luôn hiện ra lung linh, đầy màu sắc, gây ấn tượng khó quên trong xúc cảm con người.
=> Nghĩa cả câu: Tưởng tượng trong văn học là yếu tố cần thiết và quan trọng làm nên thành công của tác phẩm.
b. Chứng minh: Đánh giá ý nghĩa, vai trò của tưởng tượng:
Trong tác phẩm văn học, những hình ảnh đẹp thường là kết tinh của năng lực tưởng tượng, năng lực đó chắp cánh cho tâm hồn vượt khỏi những giới hạn nhất định, nói hết thực và mộng, hôm nay với hôm qua và ngày mai, điều đang có với điều đã có và điều sẽ có. Nhờ tưởng tượng, các nhà thơ đã đem lại những sáng tạo về hình tượng, cảm xúc và ngôn ngữ, gây được những khoái cảm thẩm mỹ nơi người đọc.
* Trong tác phẩm Sang thu:
- Cảm nhận tín hiệu thu về ở không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế
+ Hương ổi chín lan vào không gian, phả vào gió se
+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm
+ Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những phát hiện thú vị báo thu về
+ Động từ “phả” gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh lại, luồn vào trong gió gợi lên cho người đọc hình dung được không gian và thời gian của tiết sang thu
+ Gợi ra hình dung của hương ổi chín lan trong không gian, phả vào gió se
+ Chùng chình – nghệ thuật nhân hóa: sương như có ý chậm lại, quấn quýt, điều đó cũng gợi hình ảnh về bước đi của thời gian, nhẹ nhàng.
=> Tác giả đã cảm nhận sự giao mùa bằng tất cả các giác quan của con người. Đó chính là sự kết tinh của năng lực tưởng tượng. Năng lực ấy chắp cánh cho tâm hồn vượt khỏi những giới hạn nhất định, để cảm nhận thiên nhiên một cách hoàn hảo.
* Trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ:
- Tác giả thể hiện tâm nguyện tha thiết muốn cống hiến qua những hình ảnh đẹp, thuần phác
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
+ Điệp từ “ta” để khẳng định đó là tâm niệm chân thành của nhà thơ, cũng là khát vọng cống hiến cho đời chung của nhiều người
+ Các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc
- Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ khi thể hiện thiết tha, cảm động khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa.
+ Điệp từ “dù là” khiến âm điệu câu thơ trở nên thiết tha, lắng đọng
+ Dù đang nằm trên giường bệnh nhưng tác giả vẫn tha thiết với cuộc đời, mong muốn sống đẹp và hữu ích, tận hiến cho cuộc đời chung
→ Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình.
=> Trong MXNN, nhờ tưởng tượng mà Thanh Hải đã đem lại những sáng tạo về hình tượng, cảm xúc và ngôn ngữ, gây được những khoái cảm thẩm mỹ nơi người đọc với những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp tượng trưng cho những ước mơ cao đẹp của một lẽ sống đẹp.
c. Bàn luận mở rộng:
- Tưởng tượng là một yếu tố không thể thiếu của người nghệ sĩ nói chung và các nhà văn nói riêng.
- Tưởng tượng mang đến cái nhìn mới mẻ, độc đáo, góp phần thể hiện nội dung tư tưởng, đem chúng đến một cách tự nhiên nhất, gần gũi nhất với độc giả.
- Trí tưởng tượng cần gắn liền với thực tế đời sống. Tránh tưởng tượng viển vông, xa rời thực thế.
3. Kết bài:
Khái quát lại nội dung, tư tưởng của nhận định.
Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của TP HCM các môn khác:
Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021 của thành phố Hồ Chí Minh, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 TP HCM có đáp án chính thức file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!