Logo

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Cần Thơ có đáp án chính thức

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Cần Thơ chính thức có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, chính xác từ sở giáo dục đào tạo Cần Thơ dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo nhanh nhất, hỗ trợ file tải pdf, word miễn phí
3.6
6 lượt đánh giá

Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Cần Thơ cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.

Tham khảo thêm:

Đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 Cần Thơ chính thức

Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của Cần Thơ đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.

Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Cần Thơ được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.

Đề thi vào 10 môn Văn năm 2021 tỉnh Cần Thơ

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Cần Thơ 2021-1

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Cần Thơ 2021-2

Đề thi lên lớp 10 môn Văn trường Chuyên tỉnh Cần Thơ 2021

Đề thi vào lớp 10 môn văn chuyên tỉnh Cần Thơ 2021

Đáp án đề thi Văn vào 10 năm 2021 tỉnh Cần Thơ chính xác nhất

So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Cần Thơ 2021 cập nhật từ đội ngũ chuyên gia giải đề của chúng tôi (đáp án mang tính chất tham khảo).

Đáp án tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2021 tỉnh Cần Thơ

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Cách giải:

Thành phần biệt lập trong khổ thơ (1) là “ơi” – Thành phần gọi – đáp

Câu 2:

Cách giải:

Các từ thuộc trường từ vựng thế giới tự nhiên trong câu 3 là: Núi, đất, dòng sông, biển, nước

Câu 3:

Cách giải:

Biện pháp nhân hóa được thể hiện ở từ “yêu”. Đây là từ dùng cho con người nhưng lại được sử dụng cho con vật

Câu 4:

Cách giải:

Học sinh có thể lý giải theo nhiều cách khác nhau, lý giải.

Gợi ý:

Câu thơ trên có thể hiểu: Một người không thể làm nên cả một nhân gian nghĩa là muốn thành công hãy đoàn kết, hãy sống trong tình yêu thương của mọi người thay vì tách mình ra khỏi xã hội.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Cách giải

1. Mở đoạn

- Tinh thần tương thân, tương ái là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

2. Thân đoạn

a.Thế nào là tinh thần tương thân, tương ái?

Là sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống giữa con người với con người.

b. Vì sao ta cần phải có tinh thần tương thân, tương ái?

- Tinh thần tương thân, tương ái thể hiện phẩm chất, nhân cách cao quý của con người, là biểu hiện của tình yêu thương.

- Tinh thần tương thân, tương ái giúp gắn kết con người lại với nhau, tạo ra sức mạnh vật chất lẫn tinh thần để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

- Tinh thần tương thân, tương ái giúp con người sống nhân ái hơn.

- Sống không có tinh thần tương thân, tương ái, thể hiện sự vô cảm của con người, con người sẽ bị tách biệt khỏi tập thể.

c. Học sinh thể hiện tinh thần tương thân, tương ái như thế nào?

- Người có tinh thần tương thân, tương ái là người sống có tấm lòng nhân nghĩa, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp

+ Trong gia đình: yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ; sống hòa hợp, gắn bó với anh, chị, em; biết nhường nhịn lẫn nhau,..

+ Trong nhà trường: kính trọng, yêu mến thầy cô giáo, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè,…

+ Ngoài xã hội: biết cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh của người nghèo khó; biết tương trợ, giúp đỡ đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt,…Dẫn chứng: Covid 19, bão lũ miền trung,...

- Nhận thức: Biết tương thân, tương ái, giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn là việc làm tốt đẹp, cần tuyên dương, ngợi khen và lan tỏa trong cộng đồng. Thế nhưng, lòng tốt cũng cần phải đặt đúng chỗ, giúp đúng người, đúng việc, đừng để lòng tốt của mình bị kẻ xấu lợi dụng.

* Phê phán: Trong xã hội ngày nay vẫn còn những kẻ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình, thờ ơ, vô cảm trước hoàn cảnh khó khăn, nỗi khổ đau của người khác. Những người như thế thật đáng chê trách.

* Bài học: Không có gì đẹp bằng ánh sáng của lòng nhân ái. Hãy biết yêu thương, giúp đỡ người khác.

3. Kết đoạn

- Khẳng định: Tinh thần tương thân, tương ái là truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc ta. Tương thân, tương ái là phẩm chất cần có ở mỗi con người.

- Liên hệ: Chúng ta hôm nay cần phải gìn giữ và phát huy tinh thần tốt đẹp ấy trong thời đại ngày nay.

Câu 2:

Cách gải:

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng

- Giới thiệu tác phẩm Chiếc lược ngà.

- Nêu vấn đề nghị luận: Tam trạng của bé Thu trước và sau khi biết ông Sáu là cha được thể hiện thông qua hai đoạn trích.

II. Thân bài.

1. Vị trí đoạn trích

- Đoạn trích thứ nhất được trích từ đoạn đầu tiên của tác phẩm khi ông Sáu trở về nhà và bé Thu không chịu nhận cha

- Đoạn trích thứ hai trích từ đoạn cuối của tác phẩm khi bé Thu nhận ra đó chính là cha của mình và tình cảm của cô bé với cha.

2. Phân tích

a. Đoạn trích thứ nhất – bé Thu không chịu nhận cha.

- Là cô bé sinh ra và lớn lên trong chiến tranh nên trong suốt 8 năm trời cô bé không được gặp ba. Cô chỉ biết mặt ba qua 1 tấm ảnh ba chụp chung với má.

- Những tưởng ngày đoàn viên sau 8 năm xa cách phải đầy mừng tủi, hạnh phúc nhưng cô bé lại thể hiện một thái độ khác thường:

+Trước sự xúc động của ông Sáu, ba bé Thu, thì cô bé ngạc nhiên, hoảng sợ, mặt tái đi, bỏ chạy, cầu cứu má.

+Những ngày sau đó dù ông dành hết thời gian bên con, yêu thương, chăm sóc nhưng bé Thu vẫn lạnh nhạt, xa lánh thậm chí bướng bỉnh, ngang ngạnh cự tuyệt ông:

Cô bé không chịu gọi ông là cha. Những lúc phải nói với ông nó chỉ gọi trống không, bất chấp sự trách móc của mẹ. Lúc khó khăn, nguy cấp khi phải chắt nước nồi cơm vừa to, vừa nặng quá sức mình cô bé cũng không chịu nhờ ông Sáu. Nó tự xoay sở để không phải gọi ông là ba. Cô bé còn từ chối sự chăm sóc của ông rất quyết liệt. Nó hất miếng trứng cá ông gắp cho ra khỏi bát làm đổ cả cơm. Lúc ông Sáu không kìm được nỗi đau khổ nên phạt bé Thu, cô bé ngay lập tức bỏ sang nhà bà ngoại.

- Nhận xét : tác dụng của việc miêu tả thái độ, hành động khác thường của bé Thu

+ Tái hiện được hoành cảnh éo le của chiến tranh.

+ Cho thấy bé Thu hồn nhiên nhưng cũng bướng bỉnh, cá tính. Cô không nhận ông Sáu là ba vì trên mặt ông có vết sẹo, không giống với người ba của cô bé trên tấm hình suốt 8 năm nay.

+ Đặc biệt, cách chối từ tình cảm của ông Sáu chính là cách bé Thu thể hiện tình yêu thương thắm thiết giành cho cha mình.

b. Đoạn trích thứ hai – khi bé Thu biết ông Sáu chính là cha mình.

- Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Bé Thu đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người.

+ Nó cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa.

+ Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm. Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình.

+ Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng

Tiếng gọi bị kìm nén suốt 8 năm Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.

+ Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo:

Con bé muốn giữ chặt ba, không cho ba đi. Nó lo sợ ba sẽ đi mất. Nó muốn bày tỏ tất cả tình yêu của mình dành cho ba.

- Nhận xét :

+ Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ. Cô bé đã bộc lộ sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba -> khiến mọi người xúc động.

+ Miêu tả sự biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã một lần nữa tô đậm tình yêu ba tha thiết của cô bé. Khi lạnh nhạt cũng như khi quấn quýt, bé Thu đều hướng đến ba mình.

+ Qua đó, ta thấy bé Thu gan góc, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và dễ xúc động.

III. Kết bài:

Khái quát lại nội dung đoạn trích.

Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 trường Chuyên tỉnh Cần Thơ năm 2021

Câu 1:

Cách giải:

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề

2. Thân bài

a. Giải thích

-    Lối sống tử tế là là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và làm hại ai, luôn giúp đỡ mọi người và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

b. Bàn luận

-    Biểu hiện của người sống tử tế:

+    Luôn sẵn sàng mở lòng giúp đỡ những người xung quanh. Cho đi mà không yêu cầu đền đáp.

+    Sống trung thực, không gian dối, vụ lợi.

+    Sống đúng lương tâm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.....

-    Dẫn chứng: Dựa vào dẫn chứng 3 đoạn văn phân tích.

-    Ý nghĩa của lối sống tử tế:

+    Luôn được mọi người kính trọng, nể phục.

+    Bản thân có được sự thanh thản trong tâm hồn.

-    Tại sao trước hết phải là người tử tế?

+    Sự tử tế chính là biểu hiện của niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. Vì thế tử tế cũng chính là biết yêu cuộc sống này, có như vậy bạn mới có thể sống một cách tốt nhất.

+    Khi bạn biết đối xử tử tế với mọi người cũng là lúc bạn nhận được sự tử tế từ xã hội. Như vậy tử tế sẽ khiến cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.

+    Sự tử tế là biểu hiện của sự thiện tâm, đức độ. Khi con người biết làm đẹp tâm của mình, khi đó họ mới trở thành người thực sự có giá trị.

c. Phản đề:

-    Phê phán những con người sống ích kỉ, giả dối.

-    Những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau. d. Liên hệ, rút ra bài học:

-    Lối sống tử tế rất quan trọng trong cuộc sống.

-    Em đã thể hiện sự tử tế của mình trong cuộc sống như thế nào?

3. Kết bài

Mở rộng, kết luận lại vấn đề: Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc, cần giữ gìn và phát huy.

Câu 2:

Cách giải:

I. Mở bài:

Dẫn dắt để giới thiệu được luận đề

II. Thân bài

1. Giải thích ý kiến:

-  Thơ: là một thể loại văn học được sáng tác bằng phương thức trữ tình, thường có vần có nhịp, dùng để thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết

-   Câu thơ hay: Là câu thơ có giá trị, mang đến rung cảm mãnh liệt cho người đọc

-   Đánh thức: làm sống dậy, thức tỉnh

-    Bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người: những nhận thức, những cảm xúc, những rung động…về đời sống, về con người mà mỗi người đã từng được chứng kiến, được trải nghiệm nhưng bị chai sạn, bị vùi lấp, bị lãng quên…

=> Ý kiến của nhà phê bình Chu Văn Sơn đưa ra một quan điểm về thơ ca và văn học nói chung trong đó khẳng định với một câu thơ hay, một câu thơ thực giá trị thì điều quan trọng nhất là có thể thức tỉnh, làm sống dậy những ấn tượng, cảm xúc, rung động, những nhận thức …về cuộc sống, con người (mà chủ yếu là những điều đẹp đẽ, cao cả, nhân văn…)vốn có trong mỗi người đọc nhưng bị thời gian, bị cuộc sống xô bồ làm cho lãng quên, chai sạn, vùi lấp..

2. Phân tích, chứng minh

*    Khẳng định ý kiến trên là một quan điểm đánh giá có căn cứ về thơ ca.

a. Chứng minh:

+    Câu thơ hay cần đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người” vì để đánh thức được những ấn tượng đó chứng tỏ nhà thơ phải thực sự thấu hiểu về cuộc đời và con người, những gì nhà thơ viết ra thân thuộc với mọi người nhưng cách viết lại ấn tượng để đọc xong người đọc có thể bừng sáng và nhận ra một ấn tượng nào đó về cuộc đời. Đó là phẩm chất cần có, thể hiện cả tài năng và tâm huyết của nhà thơ

+    Câu thơ hay cần đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người” còn bởi sứ mệnh của thơ ca nói chung và văn học nói riêng không đơn thuần là để thỏa mãn nhu cầu giải trí mà còn là thức tỉnh con người khỏi những lầm lạc, u mê, hướng người đọc về cái đích của chân, thiện, mỹ. Khi đánh thức được bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người đồng nghĩa với việc thơ ca sẽ giúp con người tìm lại được sự tinh tế, sự nhạy cảm, sự rung động trước cái đẹp, cái nhân văn cao cả mà cuộc sống thường ngày làm cho chai sạn, hay nói cách khác thơ ca sẽ giúp con người tìm lại được chính mình

+    Quá trình sáng tạo nghệ thuật không kết thúc ở việc tác phẩm được khai sinh, mà còn ở quá trình tác phẩm sống trong lòng người đọc. Khi đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người” thơ ca sẽ giúp người đọc tiếp cận tác phẩm không hời hợt mà còn bằng tất cả rung động, trải nghiệm của mình, từ đó khơi gợi quá trình đồng sáng tạo với tác giả trong mỗi người đọc

b. Chứng minh qua những tác phẩm thơ ca.

-    Kỷ niện về bà bên bếp lửa thông qua tác phẩm Bếp lửa của Bằng Việt

-    Dòng hồi tưởng về bà bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa

Bếp lửa “chờn vờn sương sớm” – bếp lửa thực

Bếp lửa “ấp iu nồng đượm” diễn tả sự dịu dàng, ấm áo, kiên nhẫn của người nhóm lửa

Biện pháp điệp từ (điệp từ “bếp lửa”) gợi lên hình ảnh sống động lung linh nhưng hết sức thân thuộc gần gũi với người cháu

→    Hình ảnh bếp lửa làm trỗi dậy dòng kí ức về bà và tuổi thơ

- Kỉ niệm về tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn

“Đói mòn đói mỏi” người cháu thấy ám ảnh bởi nạn đói và quá khứ đau thương của dân tộc

Ấn tượng về khói bếp hun nhèm mắt cháu để khi nghĩ lại “sống mũi còn cay”

Dòng hồi tưởng, kỉ niệm gắn với âm thanh tiếng tu hú của chốn đồng nội: tiếng tu hú được nhắc tới 5 lần trong bài khi thảng thốt, lúc khắc khoải, mơ hồ tất cả để gợi lên không gian mênh mông, bao la, buồn vắng đến lạnh lùng

Tâm trạng của cháu vì thế cũng tha thiết, mãnh liệt hơn bởi sự đùm bọc, che chở của bà

-    Tuổi thơ khó khăn gian khổ nhưng cháu được mà yêu thương,che chở ”bà dạy”, bà chăm” thể hiện sâu đậm tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương vô bờ và sự chăm chút của bà đối với cháu

Ngay cả trong gian khó, hiểm nguy của chiến tranh bà vẫn vững vàng – phẩm chất cao quý của những người mẹ Việt Nam anh hùng ( Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh)

→    Qua dòng hồi tưởng về bà, những dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình chính là sự kết hợp, đan xen nhuần nhuyễn giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nỗi nhớ của người cháu thể hiện tình yêu thương vô hạn đối với bà

* Hồi ức về sự gắn bó giữa trăng với người trong quá khứ

Tác giả nhớ đến kỉ niệm của mình với trăng lúc nhỏ: gắn bó với đồng, với sông, với bể,…

Tác giả nhớ đến hồi khi chiến tranh mình và trăng đã ở trong rừng cùng

Tình cảm gắn bó sâu sắc và thân thiết

Trăng như bạn thân tình, người bạn tri kỉ đối với tác giả.

3/ Bàn luận mở rộng:

– Mở rộng vấn đề: Quan niệm về câu thơ hay, bài thơ hay rất linh hoạt, tùy quan điểm của mỗi người nhưng ngoài việc đánh thức được những ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của người đọc nhà thơ còn cần chú ý đến việc lựa chọn ngôn từ, hình ảnh, sắp xếp tổ chức để tạo nên nhịp điệu, nhạc điệu…

– Bài học:

+    Với nhà văn: Cần đi sâu vào cuộc sống để có thể nắm bắt và ghi lại những ấn tượng đẹp đẽ, nhân văn của cuộc sống để từ đó đánh thức, gọi về trong mỗi người đọc những kí ức đẹp đẽ, trong trẻo

+    Với người đọc: Cần thưởng thức mỗi câu thơ hay, ý thơ đẹp để từ đó tìm lại chính những kí ức đẹp đẽ của chính mình.

III. Kết bài:

Khẳng định  ý nghĩa, giá trị vấn đề

Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Cần Thơ các môn khác:

Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2021 của Cần Thơ, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Cần Thơ năm 2021, hỗ trợ tải file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
3.6
6 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status