Logo

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Điện Biên có đáp án chính thức

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Điện Biên chính thức có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, chính xác từ sở giáo dục đào tạo Điện Biên dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo nhanh nhất, hỗ trợ file tải pdf, word miễn phí
2.7
13 lượt đánh giá

Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Điện Biên cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.

Đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 Điện Biên chính thức

Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của Điện Biên đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.

Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Điện Biên được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.

Trích dẫn nội dung đề  tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 sở giáo dục Điện Biên:

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Điện Biên 2021

Đáp án đề thi Văn vào 10 năm 2021 tỉnh Điện Biên chính xác nhất

So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Điện Biên 2021 cập nhật chính thức từ đội ngũ chuyên gia giải của chúng tôi (đáp án mang tính chất tham khảo)

Câu 1:

Cách giải: a.

- Các từ: ơi, ừ

- Thành phần biệt lập: Gọi đáp b.

- "Ừ,ừ...Chào cháu!"; Vân ơi, Tam ơi, Hùng ơi!

- Lời dẫn trực tiếp.

Câu 2:

Cách giải:

a. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

b. Theo tác giả, trẻ em phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học tập và phát triển.

c. Phép lặp: "chúng"

Tác dụng: Sử dụng phép lặp tác giả nhằm nhấn mạnh trẻ em cần có một môi trường sống trong lành, thành bình để chúng được học tập và phát triển toàn diện.

d.

-    Giới thiệu vấn đề: quyền được học tập và phát triển của trẻ em.

-    Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, bởi vậy chúng cần được tạo điều kiện thuận lợi để được học tập, phát triển:

+ Có được cơ hội học tập bình đẳng.

+ Được tạo điều kiện học tập tối đa.

+....

-    Lên án tất cả hành vi ngăn cấm quyền được học tập và phát triển của trẻ.

-    Liên hệ và tổng kết vấn đề.

Câu 3:

Cách giải:

I. Mở bài:

-    Giới thiệu tác giả Viễn Phương và tác phẩm “Viếng lăng Bác”.

+    Là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam.

+    Thơ Viễn Phương tập trung khám phá ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân, đất nước trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

+    Lối viết của ông nhỏ nhẹ, trong sáng, giàu cảm xúc và lãng mạn.

+    Năm 1976, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, Viễn Phương là một trong số những chiến sĩ, đồng bào miền Nam sớm được ra viếng Bác.

Bài thơ ghi lại những ấn tượng, cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ trong cuộc viếng lăng và được in trong tập “Như mây mùa xuân” – 1978.

-    Nêu vấn đề nghị luận: Phân tích hai khổ thơ đầu. Từ đó nhận xét tình cảm của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ.

II. Thân bài.

1. Cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ khi được tới thăm lăng Bác (khổ 1)

-    Bồi hồi, xúc động “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

+    Cặp đại từ xưng hô “con – Bác” là cách xưng hô gần gũi, thân thiết của người miền Nam, vừa thể hiện sự tôn kính với Bác vừa bộc lộ tình cảm yêu thương dành cho một người ruột thịt, một người bề trên trong gia đình. Đọc câu thơ tưởng như Viễn Phương là một người con xa xứ nay mới được trở về bên người cha của mình.

+    Cách nói giảm nói tránh “thăm” làm giảm bớt nỗi đau thương, mất mát, đồng thời khẳng định sự bất tử của Người trong lòng những người con nước Việt.

-> Câu thơ giản dị như một lời kể nhưng lại thấm đượm bao nỗi bồi hồi, xúc động của nhà thơ, sau bao mong nhớ, đợi chờ, nay mới được đến viếng lăng Bác.

-    Ấn tượng đậm nét hiện lên trước mắt nhà thơ: “hàng tre bát ngát”:

+    Đây là hình ảnh thực làm nên quang cảnh đẹp cho lăng Bác, mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi của làng quê, đất nước Việt.

+    Đấy cũng là hình ảnh chưa nhiều sức gợi: “hàng tre xanh xanh” gợi vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam với sức sống tràn trề; “bão táp…thẳng hàng” là vẻ đẹp cứng cỏi, kiên cường, bền bỉ, hiên ngang, bất khuất của con người Việt Nam. Hình ảnh hàng tre bao quanh lăng là biểu tượng của cả dân tộc đang quây quần bên Người, thể hiện tình cảm của người dân miền Nam nói riêng, con người Việt Nam nói chung dành cho Bác.

=> Khổ 1 là niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi đứng trước lăng Người.

2. Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác (khổ 2)

- Là nỗi tiếc thương, lòng biết ơn sâu nặng dành cho công lao của Bác.

+    Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng – mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng - ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau.

+    Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người.

+    Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày” gợi dòng thời gian vô tận và sự sống vĩnh cửu; mang giá trị tạo hình, vẽ lên quang cảnh những đoàn người nối tiếp nhau không dứt, lặng lẽ và thành kính vào viếng Bác. Lối nói “đi trong thương nhớ” thể hiện nỗi tiếc thương, nhớ nhung lớn lao của bao thế hệ người dân Việt Nam trong giây phút vào lăng viếng Bác.

+    “Tràng hoa dâng 79 mùa xuân”: 79 năm cuộc đời Người đã hiến dâng trọn vẹn cho quê hương, đất nước. Nó được kết từ hàng ngàn, hàng vạn trái tim để bày tỏ niềm tiếc thương, kính yêu vị cha già dân tộc. Đó cũng là cách để nhà thơ khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc.

* Đánh giá:  - Nội dung:

+    Thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết của cả dân tộc Việt Nam dành cho Bác.

+    Qua đó, khám phá, ngợi ca truyền thống ân nghĩa, thủy chung của dân tộc ta.

- Nghệ thuật:

+    Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, giàu sức gợi.

+    Giọng điệu vừa chân thành, trang nghiêm, vừa sâu lắng vừa tha thiết, đau xót tự hào.

+    Hình ảnh thơ vừa mang nghĩa thực vừa giàu giá trị tượng trưng.

3. Nhận xét về tình cảm nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ.

-    Nhà thơ nói riêng và mỗi người dân Việt Nam nói chung đều có một lòng thành kính trước Hồ Chủ tịch – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

-    Không chỉ vậy, tình cảm ấy còn vừa thiêng liêng, vừa gắn bó. Vừa kính vừa yêu.

-    Tình cảm ấy xuất từ cảm xúc, từ trái tim đầy chân thành của mỗi người con đất Việt.

III. Kết bài:

-    Khái quát lại nội dung đoạn trích.

-    Nêu cảm nhận của em

Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Điện Biên các môn khác:

Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2021 của Điện Biên, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi

Đánh giá bài viết
2.7
13 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status