Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Bình Dương cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.
Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của Bình Dương đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.
Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Bình Dương được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.
I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu;
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không dúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Theo Phương Liên, SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr.36-37)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào?
Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy.
Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến: "Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp" không? Vì sao?
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ ý nghĩa của văn bản phần Đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 đến 15 dòng) nêu lên những việc bản thân cần phải làm để không lãng phí thời gian.
Câu 2 (5,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr.58)
So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Dương 2021 cập nhật từ đội ngũ chuyên gia giải đề của chúng tôi (đáp án mang tính chất tham khảo).
I. Đọc hiểu
Câu 1:
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2:
Cách giải:
Theo tác giả, thời gian có những giá trị: Là thắng lợi, là tiền, là tri thức.
Câu 3:
Cách giải:
Biện pháp tu từ dược sử dụng: Điệp cấu trúc “thời gian là..”
Tác dụng: Nhấn mạnh giá trị của thời gian. Tạo nhịp điệu, tăng sức gợi cảm góp phần thể hiện nội dung tư tưởng đoạn trích.
Câu 4:
Cách gải:
Học sinh tự trình bày theo suy nghĩ của mình, có lý giải
Gợi ý:
- Đồng tình
Giải thích:
- Thời gian thuộc về giá trị vô hình, nó mang lại cho chúng ta sức khỏe, tiền bạc và cả trí tuệ.
- Không giống như những giá trị hữu hình khác, thời gian một khi trôi qua là không thể quay trở lại, không thể lấy lại vì thế một khi đã đánh mất, bỏ lỡ chúng ta sẽ phải hối tiếc.
II. Làm văn
Câu 1:
Cách giải:
I. Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lãng phí thời gian là hiện tượng rất đáng lo ngại trong đời sống.
II. Thân đoạn
a. Giải thích
- Lãng phí thời gian là hiện tượng, tình trạng con người thực hiện, tiến hành, tổ chức một công việc nào đó mà làm tốn kém, hao tổn một cách vô ích.
b. Phân tích
* Biểu hiện:
- Lãng phí thời gian, tuổi trẻ, cơ hội… cho những trò chơi, những thú vui không lành mạnh như game, điện tử, truyện tranh bạo lực…
* Tác hại:
- Thiệt hại về tiền bạc, công sức,không có thời để đầu tư cho những việc cần thiết...
* Biện pháp, những việc cần làm:
+ Cần biết đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức vào những việc có ích như học tập, giúp đỡ gia đình, cộng đồng… Không nên sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ có ý nghĩa.
+ Cần có thái độ phê phán những người không biết quý trọng thời gian.
+ Là một học sinh cần ý thức được giá trị quý báu của thời gian để tránh làm lãng phí thời gian của mình cũng như của những người xung quanh.
+ Biết cách lên kế hoạch, sắp xếp mọi việc sao cho sử dụng quỹ thời gian hiệu quả nhất: biết phân chia hợp lý giữa thời gian học tập và vui chơi giải trí ...
+ Nhưng tránh hấp tấp nóng vội bởi mỗi việc cần được đầu tư một quỹ thời gian nhất định của nó thì có thể thành công, chỉ cần biết làm chủ thời gian, nỗ lực và kiên trì ắt sẽ thành công.
+ Sống hết mình từng giây từng phút để không hối hận khi thời gian qua đi, để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
c. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: Lãng phí là hiện tượng đáng phê phán vì nó gây hại cho cả cá nhân và xã hội.
- Hành động:
+ Thực hành tiết kiệm.
+ Sử dụng thời gian hợp lí. Xác định mục đích sống, lí tưởng sống của bản thân để chuyên tâm theo đuổi khát vọng của mình.
III. Kết bài:
- Mỗi người chỉ sống một lần trong đời và tuổi trẻ cũng “chẳng hai lần thắm lại”. Thời gian, tuổi trẻ, cơ hội không quay lại bao giờ. Do đó, lãng phí lớn nhất đối với người trẻ tuổi là lãng phí thời gian, tuổi trẻ, cơ hội.
Câu 2:
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:
+ Viễn Phương - là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước.
+“Viếng lăng Bác”- bài thơ mang đậm chất trữ tình đã ghi lại tình cảm sâu lắng, thành kính của nhà thơ khi hòa vào dòng người viếng lăng Bác.
- Khái quát đoạn thơ: hai khổ thơ nằm ở phần đầu tác phẩm, nói về cảm xúc của của tác giả khi đến thăm lăng.
2. Thân bài
a. Niềm xúc động nghẹn ngào khi đến thăm lăng Bác (khổ 1)
- “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”: nhân dân miền Nam xưng con với Bác vì Bác như một người cha nhân hậu hiền từ.
- Nhà thơ dùng từ “thăm”: nói giảm nói tránh để giảm nhẹ đi nỗi đau , mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong tâm trí mỗi người Bác luôn sống mãi.
- Từ láy “bát ngát” hiện lên trước mắt mà một màu xanh ngút ngàn trải dài và lan ra quanh lăng.
- Hình ảnh hàng tre mang nghĩa thực là những khóm tre quanh lăng nhưng còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ phẩm chất con người Việt Nam bất khuất kiên cường, ngay thẳng có tinh thần yêu thương, đùm bọc.
⇒ Tác giả đứng trước lăng bác với cảm xúc nghẹn ngào “ôi”, xưng hô “con”…
b. Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác (khổ 2)
- Ẩn dụ “mặt trời”: Bác là mặt trời của dân tộc mang ánh sáng ấm áp cho cuộc sống của dân tộc, đồng thời thể hiện niềm yêu mến kính trọng Bác. Hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa ca ngợi sự vĩnh hằng, trường tồn của Bác trong trái tim của triệu người dân Việt.
- Sử dụng điệp ngữ “ngày ngày”: chỉ thời gian vô tận, tấm lòng của người dân chưa bao giờ thôi nhớ Bác.
- Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”: chỉ những người vào lăng viếng Bác kết thành tràng hoa rực rỡ huy hoàng, mỗi người mang một bông hoa của lòng thành kính, sự yêu mến và niềm ngưỡng vọng lãnh tụ.
- “bảy mươi chín mùa xuân”: là hoán dụ chỉ cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân, đó còn là tuổi thọ của Bác.
⇒ Sự biết ơn công lao to lớn của chủ tịch Hồ Minh, niềm thành kính của người dân Việt Nam với vị lãnh tụ của dân tộc.
3. Kết bài
- Tổng kết những thành công về nội dung, nghệ thuật làm nên đoạn thơ:
+ Với thể thơ 8 chữ, giọng điệu thiết tha, sâu lắng, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ quen thuộc, ngôn ngữ thơ giản dị mà cô đọng.
+ Thể hiện niềm xúc động, thành kính, và nỗi đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác, ước nguyện là được ở mãi bên Bác, đang lên Bác tất cả lòng tôn kính và biết ơn…
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Cách giải:
Điểm gặp gỡ
- Hình thức thể hiện: thể thơ tự do.
- Nội dung: Tình yêu thương, sự hi sinh thầm lặng của mẹ dành cho con, ngợi ca tình yêu của mẹ thiêng liêng, cao cả.
Sự khác biệt:
- Hình thức:
+ Chế Lan Viên: dựa trên sự sáng tạo từ hình ảnh con cò trong những lời hát ru, nhà thơ sử dụng hình ảnh ẩn dụ “con cò” biểu tượng cho con để thấy được sự chở che, yêu thương của mẹ. + Thanh Nguyên thể hiện trực tiếp hình ảnh người mẹ, khẳng định vai trò thiêng liêng của mẹ bằng các hình ảnh so sánh liên tiếp.
- Nội dung:
+ Chế Lan Viên: Hình ảnh con cò theo lời ru đến với tuổi tơ con, đó là biểu tượng cho cuộc đời lam lũ của mẹ. . “Con còn bế trên tay… đang bay”: lời tâm tình, thủ thỉ của mẹ với con, con cò đến với con ngay từ khi con còn tấm bé, cò xuất hiện trong lời ru của mẹ. . “Cò một mình… xáo măng” Hình ảnh cò trong lời ru con không phải chỉ là hồn quê mà còn là hình ảnh biểu tượng cho những người nông dân, người phụ nữ lam lũ kiếm sống. . Khái quát quy luật tình cảm, mẹ theo con suốt cả cuộc đời, mẹ là bến đỗ bình yên của con.
+ Thanh Nguyên. . “Khi con biết…ru con”: Mẹ là người nuôi dưỡng con nên người “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn”, mẹ không chỉ nuôi con khôn lớn về thể xác mà còn là người đầu tiên xây dựng những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn con. . Bầu trời… sợi bạc”: nhà thơ khái quát quy luật của thời gian “thời gian chạy qua tóc mẹ”, khi con khôn lớn cũng là lúc mẹ già yếu, không ai muốn nhưng cũng không cưỡng lại được quy luật của tự nhiên. Nếu Chế Lan Viên khẳng định “đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” về mặt tinh thần, thì Thanh Nguyên nhìn thấy thực tế đối lập “bầu trời trong mắt con xanh – tóc mẹ thêm sợi bác”, bổ sung vào bài học của Chế Lan Viên. Dẫu biết mẹ vẫn luôn theo con nhưng con cần phải biết sự chảy trôi của thời gian làm mẹgià đi, con phải biết trân trọng, yêu thương những ngày tháng có mẹ, được sống trong sự yêu thương, chở che của mẹ. . Hai đoạn thơ còn lại đưa ra định nghĩa về mẹ, là người soi sáng bằng tình yêu thương, trái tim “máu con tim”. Cả hai hình ảnh “ánh sáng” và “đốm lửa thiêng liêng” đều gợi đến sự soi sáng của mẹ dành cho con, không chỉ soi đường dẫn lối trong những hoàn cảnh bình thường của cuộc sống mà còn cả khi “đêm tối”, “bão bùng”. Dẫu cuộc đời có nhọc nhằn, khó khăn bao nhiêu thì vẫn luôn có mẹ. Nhà thơ khẳng định sự trường tồn mãi mãi của tình mẹ, mẹ góp phần làm nên huyền thoại, cho phong phú hơn giá trị của văn hóa dân tộc, bởi “Ngày xưa có một vị vua”, “Ngày xưa có một công chúa”, và tất cả là “Ngày xưa có mẹ”.
Câu 2:
Cách giải:
I. Mở bài:
Giới thiệu về vấn đề nghị luận
II. Thân bài:
a. Giải thích:
Hi vọng là niềm tin, sự tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ xảy đến, sống lạc quan, không ngừng nỗ lực trong cuộc sống và công việc để có được cuộc sống tốt đẹp hơn.
=> Khẳng định: Trong cuộc sống, mỗi con người ai cũng sẽ có lúc gặp phải khó khăn, gian khổ, trắc trở. Nếu chúng ta không ngừng hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn, một cuộc sống tốt đẹp hơn ở phía trước, chúng ta sẽ có động lực để cố gắng vươn lên, vượt qua khó khăn ở thực tại.
b. Phân tích
- Đừng bao giờ bỏ cuộc, ngay cả khi bạn cảm thấy đã rơi vào đường cùng nhất.
- Biết hi vọng, tin tưởng, con người ta sẽ trở nên lạc quan hơn, cuộc sống sẽ vui vẻ hơn và tận hưởng được trọn vẹn vẻ đẹp cuộc sống mang lại.
- Cuộc sống không bao giờ rời bỏ ta, chỉ có ta rời bỏ cuộc sống mà thôi.
- Người có sự hi vọng, cố gắng vươn lên sẽ được mọi người yêu quý, ngưỡng mộ và học tập theo, từ đó truyền được nguồn cảm hứng, những thông điệp tốt đẹp đến với mọi người, tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn.
- Tác dụng:
+ Làm cho con người trưởng thành qua thời gian
+ Giúp vượt qua những khó khăn, thử thách
+ Làm cho tính cách con người được thể hiện và phát huy hơn
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người tuy gặp khó khăn nhưng không ngừng hi vọng và vươn lên để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
- Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống với lối sống tiêu cực, bi quan, gặp chút khó khăn là muốn bỏ cuộc giữa chừng, không phấn đấu vươn lên mà chỉ dựa dẫm vào người khác.
- Lại có những người sống trong ảo tưởng về cuộc sống tốt đẹp mà không cố gắng vươn lên,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề: câu nói đúng đắn.
Câu 3:
Cách giải:
I. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát nội dung nghị luận.
- Dẫn dắt, giới thiệu nhận định
II. Thân bài:
1. Giải thích ý kiến:
+ Bóng tối: trạng thái tiêu cực (khổ đau, chán nản, tuyệt vọng…), cái xấu xa, đen đặc của hiện thực hay tâm hồn con người.
+ Ánh sáng: trạng thái sống tích cực (hạnh phúc, niềm tin, hi vọng…); điều tốt đẹp, tươi sáng.
=> Sứ mệnh và yêu cầu đặt ra đối với nhà văn: nhà văn có thể viết về cái xấu, cái ác, nỗi khổ đau tuyệt vọng nhưng nhân sinh quan của tác giả luôn cần phải tươi sáng, thấm đẫm tinh thần nhân văn để hướng con người tới những điều tốt đẹp.
2. Bàn luận ý kiến:
* Nói “nhà văn có thể viết về bóng tối nhưng từ bóng tối phải hướng đến ánh sáng” là vì:
+ Phản ánh hiện thực cuộc sống một cách toàn vẹn, chân thật là nhiệm vụ của người cầm bút và cũng là quy luật tất yếu của văn học. Mà hiện thực cuộc sống thì luôn tồn tại trong nhau và vì nhau những điều tích cực, tốt đẹp, hạnh phúc lẫn tiêu cực, xấu xa, bất hạnh, khổ đau…Do vậy, viết về bóng tối bên cạnh việc nâng niu ánh sáng cũng là yêu cầu cần thiết của văn học.
+ Chức năng – giá trị của văn học là “nhân đạo hoá” con người, “làm cho người gần người hơn”. Do vậy, nếu viết về cái xấu, cái ác, cái buồn tiêu cực màngòi bút của nhà văn không biết hướng người đọc đến điều tốt, cái thiện, niềm tin thì nhà văn đó khó trở thành một nghệ sĩ chân chính, thực thụ; văn học sẽ khó thực hiện được sứ mệnh cao cả của mình.
+ Viết về bóng tối là sứ mệnh nhưng cũng là thử thách nghệ thuật đối với nhà văn. Để làm được điều đó, đòi hỏi nhà văn phải có cái tài, có tâm thực sự. Đến lượt mình, người đọc cũng cần có một cách nhìn sâu, tinh tếđể từ bóng tối mà tự bật thức ánh sáng.
+ Từ bóng tối hướng tới ánh sáng là một yếu tố cấu thành, là một tiêu chí định giá tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác phẩm văn học, qua đó khẳng định tên tuổi, giá trị của nhà văn.
3. Chứng minh:
- Lão Hạc là một trong những truyện ngắn theo chủ nghĩa hiện thực tiêu biểu của Nam Cao được viết vào năm 1943. Tác phẩm như một thước phim tái hiện chân thực cuộc sống của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám đồng thời lên án tội ác của chế độ phong kiến mục ruỗng đã đẩy nhân dân vào cảnh sống cùng cực. Qua truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao đã góp một tiếng nói to lớn cho chủ nghĩa hiện thực, thể hiện quan điểm cá nhân một cách rõ ràng và riêng biệt. Hiện thực xã hội trước Cách mạng tháng Tám cũng được phơi bày một cách trần trụi trong Lão Hạc, đó là một xã hội bất công, mục ruỗng luôn đẩy người ta đến tận cùng của khốn khổ. Như lão Hạc trong câu chuyện này, dù là một người nông dân lương thiện nhỏ bé nhưng đã bị chèn ép đến mức phải tìm đến cái chết để giữ lấy tôn nghiêm của bản thân. “ Tác phẩm nghệ thuật sẽchết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét đau khổ hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó”- Bêlinxki .
- Không quá khi nói rằng Chiếc lá cuối cùng là sợi dây kết nối hai số phận, bên thực bên ảo, song cùng gặp gỡ nhau ở bất hạnh. Hình ảnh của những họa sĩ trong thiên truyện cũng chính là hình ảnh của nhà văn, nặng nề nỗi buồn song đều có khát khao nghệ thuật cháy bỏng. Bức tranh được coi là kiệt tác còn bởi sự kì diệu của nó. Chiếc lá đã đem lại hi vọng trong Giôn-xi, cô bắt đầu khát khao được sống mà mạnh mẽ đương đầu với bệnh tật. Không còn dáng vẻ của một bệnh nhân ủ rũ, sức sống mới được thổi bùng lên trong nhân vật. Đó chính là sự kì diệu của một tác phẩm nghệ thuật chân chính, bắt nguồn từ lòng người, đi qua sự trắc ẩn, kết tinh bằng sự hi sinh rồi lại trở về với con người, để đưa họ về với thế giới của niềm tin và hi vọng. Chiếc lá 4cuối cùng không chỉ là câu chuyện, nó còn là bài học cho những người đang sáng tạo nghệ thuật, dạy họ làm ra những tác phẩm bằng cả trái tim.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính khai thác hiện thực sù sì, khó khăn, thiếu thốn của chiến tranh. Những người lính lái xe thiếu thốn đủ thứ nhưng điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật, những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
=> Hình ảnh trái tim kết thúc bài thơ đã trở thành nhãn tự của cả bài, tỏa sáng vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và của cả thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
III. Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định
- Khái quát nội dung bàn luận.
Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Bình Dương các môn khác:
Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2021 của Bình Dương, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bình Dương năm 2021, hỗ trợ tải file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!