Logo

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Đà Nẵng có đáp án chính thức

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Đà Nẵng chính thức có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, chính xác từ sở giáo dục đào tạo Đà Nẵng dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo nhanh nhất, hỗ trợ file tải pdf, word miễn phí
3.4
5 lượt đánh giá

Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Đà Nẵng cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.

Tham khảo thêm:

Đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 Đà Nẵng chính thức

Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của Đà Nẵng đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.

Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Đà Nẵng được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.

Đề thi vào 10 môn Văn năm 2021 thành phố Đà Nẵng

Trích dẫn nội dung đề  tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 sở giáo dục Đà Nẵng:

Đề thi vào lớp 10 môn văn thành phố Đà Nẵng 2021

Đề thi lên lớp 10 môn Văn Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng 2021

Đề thi vào lớp 10 môn văn trường Chuyên Đà Nẵng 2021

Đáp án đề thi Văn vào 10 năm 2021 Đà Nẵng chính xác nhất

So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đà Nẵng 2021 cập nhật từ đội ngũ chuyên gia giải đề của chúng tôi (đáp án mang tính chất tham khảo).

Đáp án tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2021 thành phố Đà Nẵng

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Cách giải:

a. Lời dẫn: “Cháu cứ xem cho thỏa thích. Cần gì thì cứ nói bác sẽ lấy cho” là lời dẫn trực tiếp.

b. Khởi ngữ trong câu là “Đối với tôi”

c. Theo em, lý do cậu bé vui sướng tột độ khi mua được món quà tặng anh trai là vì:

- Cậu bé nghèo không nghĩ mình có khả năng mua một món quà tặng cho anh trai

- Hơn hết cả là vì tình yêu thương mà cậu bé dành cho anh.

- Cũng có thể cậu bé cảm nhận được sự giúp đỡ của chủ cửa hàng và nâng niu, trân trọng, biết ơn sự giúp đỡ ấy.

d. Nhân vật người cha trong đoạn trích là:

- Một người giàu lòng yêu thương, biết quan tâm giúp đỡ người khác.

- Tinh tế trong cách giúp đỡ những người gặp khó khăn.

Câu 2:

Cách giải:

I. Mở bài:

- Giới thiệu về ý nghĩa của sự tế nhị khi giúp đỡ người khác.

II. Thân bài:

a. Giải thích:

- Tế nhị là tránh nói thẳng vào những điều khó nói, nhạy cảm, dung tục hay điều có thể gây đau buồn hoặc kinh sợ ở người khác.

- Giúp đỡ:

+ Là sự đồng cảm, luôn thấu hiểu và quan tâm đến người khác2

+ Là san sẻ những gì mình có với người khác

+ Cùng vui cùng buồn với người khác, khi họ gặp khó khăn, gian khổ

=> Khẳng định ý nghĩa của sự tế nhị khi giúp đỡ người khác là đức tính tốt, cần phát huy.

b. Bàn luận

- Biểu hiện của sự tế nhị khi giúp đỡ người khác.

+ Luôn sẵn sàng mở lòng giúp đỡ những người xung quanh. Cho đi mà không yêu cầu đền đáp.

+ Sống trung thực, không gian dối, vụ lợi.

+ Sống đúng lương tâm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.....

- Dẫn chứng: HS lấy dẫn chứng phù hợp

- Ý nghĩa của sự tế nhị khi giúp đỡ người khác.

+ Luôn được mọi người kính trọng, nể phục.

+ Bản thân có được sự thanh thản trong tâm hồn.

- Tại sao cần phải tế nhị khi giúp đỡ người khác?

+ Sự tế nhị khi giúp đỡ người khác chính là biểu hiện của niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. 

+ Khi bạn biết đối xử giúp đỡ với mọi người cũng là lúc bạn nhận được sự giúp đỡ từ xã hội. Như vậy tử tế sẽ khiến cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.

+ Sự tế nhị khi giúp đỡ người khác là biểu hiện của sự thiện tâm, đức độ. Khi con người biết làm đẹp tâm của mình, khi đó họ mới trở thành người thực sự có giá trị.

+ Giảm bớt tệ nạn xã hội, cải thiện bộ mặt xã hội

+ Mang lại mái ấm, hạnh phúc và cơ hội mới cho các em

c. Phản đề: 

- Phê phán những con người sống ích kỉ, giả dối.

- Những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau.

d. Liên hệ, rút ra bài học: 

- Sự tế nhị khi giúp đỡ người khác là rất quan trọng trong cuộc sống.

- Em đã thể hiện lối sống của mình trong cuộc sống như thế nào?

3. Kết bài

Mở rộng, kết luận lại vấn đề: Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc, cần giữ gìn và phát huy.

Câu 3: 

Cách giải:

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Y Phương (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)

– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Nói với con” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)

– Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và “người đồng mình” nói riêng, vẻ đẹp của con người Việt Nam nói chung.

2. Thân bài

a. Người đồng mình biết lo toan và giàu mơ ước:

- Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước:

+ Với cách nói “Người đồng mình thương lắm con ơi!” người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua.

+ Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người.

+ Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ.

=> Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.

=> Liên hệ với hình ảnh con người Việt Nam

b. Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”.

+ Phép liệt kê với những hình ảnh ẩn dụ “đá gập ghềnh”,“thung nghèo đói” -> gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc.

+ Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ.

=> Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.4

+ Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: Người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. Người đồng mình chấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vất vả. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả.

+ Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.

=> Liên hệ với hình ảnh con người Việt Nam

c. Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc:

- Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi:

“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

+ Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình.

+ Cụm từ “thô sơ da thịt” là cách nói cụ thể về những con người mộc mạc, giản dị.

+ Cụm từ “chẳng nhỏ bé” khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin.

-> Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.

- Cùng với ý thức tự lực, tự cường, người đồng mình còn ngời sáng tinh thần tự tôn dân tộc và khát vọng xây dựng quê hương:

“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.

+ Lối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa.

+ Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực (chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi), vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Người đồng mình đã tự tay xây dựng nên truyền thống quê hương đẹp giàu, sánh tầm với các miền quê khác trên mảnh đất hình chữ S thân yêu.

+ Câu thơ ngầm chứa niềm tự hào kiêu hãnh bởi họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.

=> Liên hệ với hình ảnh con người Việt Nam5

* Đánh giá, nhận xét:

=> Với thể thơ tự do, giọng điệu khỏe khoắn vừa tâm tình tha thiết vừa chứa chan hi vọng cùng những hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, cụ thể -> nhà thơ nói với con về những vẻ đẹp của người đồng mình để rồi từ đó truyền cho con lòng tự hào về quê hương, dân tộc, nhắn nhủ con biết sống đẹp, biết vượt qua gian khó bằng niềm tin, ý chí như người đồng mình.

=> Người đồng mình là hình ảnh mang tính biểu tượng đại diện cho vẻ đẹp của con người Việt Nam từ muôn đời nay.

3. Kết bài

Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản của “người đồng mình”, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 trường Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng 2021

Câu 1:

Cách giải:

1. Mở bài

- Giới thiệu câu chuyện: Hãy để hoa kết thành trái

- Vấn đề cần nghị luận: Tuổi trẻ như những đóa hoa tràn đầy sức sống nhưng cũng chóng tàn phai. Vì thế con người cần phải nỗ lực để tạo ra những thành quả đẹp cho đời.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích câu chuyện

- Tóm tắt nội dung câu chuyện

=> Ý nghĩa:

+ Tất cả những thành quả mà con người có được đều được tạo ra từ những khát vọng, nhiệt huyết, ước mơ của tuổi trẻ nhưng không phải ai có ước mơ, khát vọng đều có thể tạo nên thành quả. Thời gian đi từ tuổi trẻ đến tuổi già, đi từ đóa hoa tươi đẹp đến trái ngọt chính là thời gian mà con người phải kiên trì, nỗ lực để đến thành công.

- Khát vọng sống đẹp: là mong muốn hướng tới, có được những điều lớn lao, tốt đẹp mà mình mơ ước và quyết tâm, cố gắng thực hiện mục tiêu đó hết sức mình.

b. Phân tích

- Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất. Đó là độ tuổi con người tràn đầy nhiệt huyết, lí tưởng và khát vọng.

- Để đạt được thành quả con người trước hết phải đặt ra mục tiêu cho mình: có ước mơ, hoài bão, đam mê và khao khát tạo nên thành quả.

- Thế nhưng nếu chỉ dừng lại trong suy nghĩ con người sẽ chẳng tạo râ một thứ gì cả. tuổi trẻ có hạn và những khát vọng sẽ nhanh chóng phai tàn lùi vào quá khứ nếu không để lại thành quả gì đó cho đời. Vì vậy con người cần nỗ lực, kiên trì học hỏi để biến hoa thơm thành trái ngọt, cụ thể hóa lí tưởng.

- Cố gắng thực hiện những mục tiêu mà bản thân đã đề ra bằng tất cả khả năng của mình.

- Khi vấp ngã hay gặp khó khăn cũng không nản chí mà biết đứng dậy bước tiếp về phía trước.

- Đạt được đến trái ngọt, những điều chúng ta mơ ước, khát vọng, từ đó cuộc sống của chúng ta sẽ hạnh phúc hơn.

c. Chứng minh

- Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

- Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

- Tuy nhiên trong cuộc sống cũng có nhiều người sống không có khát vọng, ước mơ, chỉ nghe theo sự sắp đặt của người khác hoặc quá ảo tưởng về khả năng của bản thân mà không chịu cố gắng thực hiện khát vọng của mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán.

3. Kết bài

- Khẳng định lại tầm quan trọng của khát vọng và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2:

Cách giải:

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận:

+ Giới thiệu ý kiến nhận định: “Nhà văn luôn luôn mang một tấm lòng rộng mở, biết ngạc nhiên dù là với một vẻ đẹp bình dị của cuộc sống, rất nhạy cảm với những đổi thay chung quanh”

+ Khẳng định nhận định đúng đắn.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Tấm lòng rộng mở: tấm lòng dành cho con người và cuộc đời.

- Vẻ đẹp bình dị của cuộc sống: những điều chân thật từ cuộc sống thực tại nhưng nhà văn là người để ý đến và đưa vào sáng tác.

- Nhạy cảm với những đổi thay chung quanh: sự nhạy cảm cho người nghệ sĩ phát hiện ra điểm độc đáo, chỗ chứa những nghịch lí, nơi có những vẻ đẹp để có được bài học về nhân sinh.

-> Ý kiến của nhà phê bình Phương Lựu khẳng định vai trò của chủ thể sáng tạo (không chỉ nhà văn mà còn là nhà thơ) làm nên tác phẩm có giá trị.

+ Những người có tâm hồn nghệ sĩ luôn biết rung cảm với con người, cuộc đời. Nhưng chỉ có cảm xúc thôi chưa đủ, người nghệ sĩ phải có khả năng diễn đạt những tình cảm, ý tưởng của mình thành lời, thông qua hình tượng, nhân vật, ngôn ngữ. Thi hào Gơt nổi tiếng thế giới đã từng khuyên các nhà văn trẻ “Hãy đập vào tin anh thiên tài là ở đó”. Chỉ khi nào con tim nhà văn “rẩy tựa dây đần” thì ngòi bút họ mới thăng hoa, xuất thần đến không ngờ, thơ sẽ như lửa gặp gió sẽ bốc cao. Người đọc lúc ấy “không thấy câu thơ chỉ thấy tình người” (Tố Hữu) và câu thơ sẽ neo trụ mãi trong họ.

+ Thực tế văn học cho ta thấy rõ điều đó. Thi thánh Đỗ Phủ đời nhà đường chưng cất từ nỗi đau rỉ máu của mình – của một ông quan do chiến tranh phong kiến bị đẩy tới chân trời tây nam của huyện Quỳ Châu xa xôi, nếm cuộc sống bần cùng của muôn dân - để tạo nên những vần thơ khắc khoải nỗi nhớ quê ám ảnh người đọc bao thế kỷ: “Nước mắt tuôn theo dòng lệ cũ Con thuyền buộc chặt mối tình nhà” Bạch Cư Dị với “Lệ ai chan chứa hơn người” trước thân phận bọt bèo của một tài nữ đánh đần trên bến Tầm Dương mà có một Tỳ bà hành lưu trước nhân gian bạn cùng trăng sáng; Nguyễn Du tạo nên tuyệt tác truyện Kiều - và hình tượng Vương Thuý Kiều bất hủ bởi tấm lòng “Đau đớn thay phận đàn bà” đến tê buốt của ông. Hoàng Cầm viết Bên kia sông Đuống, một tác phẩm để đời của ông chỉ trong có một đêm bởi cảm xúc thơ xuất thần từ “tâm tư chồng chất nhớ thương với cảnh với người quê hương bị giặc tàn phá giết hại”.

-> Người cầm bút muốn có những đứa con tinh thần khoẻ mạnh có sức sống dẻo dai trong lòng người đọc và vượt qua được sự băng hoại của thời gian thì cần phải nuôi dưỡng cảm xúc, tâm hồn, tình cảm mình ngày một 3 phong phú và tinh tế, phải tạo cho mình một phong cách riêng độc đáo. Muốn vậy phải sống hết mình với cuộc đời, phải tu tâm và dưỡng tài “Phải chịu đau đớn thì vẫn đốt cháy mình và đốt cháy những người khác” (Lep Ton-xtôi).

- Người tiếp nhận văn học cũng phải có một tâm hồn rộng mở, giàu tình cảm, cảm xúc,...

+ Lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ nói chung, của nhà văn nói riêng là lao động đặc thù chịu sự quy định khắt khe của những quy luật sáng tạo nghệ thuật chân chính. Sự thật cuộc sống trong tác phẩm nghệ thuật không thể tồn tại bên ngoài cách nhìn thế giới của nhà văn. Cách nhìn này vốn có ở mỗi nhà văn chân chính. Nhà văn phải có khả năng khám phá, nắm bắt những quá trình bên trong của cuộc sống, miêu tả được những tính cách điển hình, mô tả tồn tại phương diện, nội hạt của con người, tâm lí của con người. Cuối cùng đem đến cho người đọc những điều mới mẻ trong tư tưởng, tình cảm, cảm xúc qua cách sử dụng ngôn từ độc đáo. Ngoài việc lách ngòi bút của mĩnh vào những thứ nhỏ nhặt trong cuộc sống để đem đến những triết lý sâu xa, thì nhà văn cũng cần có cách nhìn bao quát, rộng lớn, mang tầm nhân loại để xây dựng sức sống lâu bền cho đứa con tinh thần của mình.

2. Chứng minh Học sinh sử dụng tác phẩm đã học, đã đọc để chứng minh cho ý kiến trên.

Có thể tham khảo:

- Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng:

+ Khai thác hiện thực cuộc sống trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ ác liệt, nhà văn nhìn thấy những hậu quả do chiến tranh để lại khiến con không nhận cha, đến lúc phát hiện thì cũng là lúc phải chia tay.

+ Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Quang Sáng đặc biệt phát huy tác dụng khi miêu tả tâm lí nhân vật trẻ thơ – bé Thu. Nhà văn tinh tế phát hiện tất cả những biến chuyển trong cách bé Thu hành xử với bố để thấy những giao tranh trong thế giới tình cảm của nhân vật này.

+ Câu chuyện khép lại khẳng định sức mạnh của tình cha con, cũng là cội nguồn sức mạnh chiến đấu cho lớp lớp thế hệ người lính Việt Nam.

- Bến quê – Nguyễn Minh Châu.

+ Cảm hứng của Nguyễn Minh Châu có sự khác biệt giữa hai thời kì trước và sau năm 1975. Tác phẩm được sáng tác sau năm 1975 cho thấy những trăn trở, suy tư của nhà văn về con người và cuộc đời.

+ Nhà văn trân trọng vẻ đẹp bình dị của cuộc sống từ những cảnh vật quen thuộc đến tâm hồn quê hồn hậu của nhân vật Liên. Từ cách đặt tên cho thấy đó là “vẻ đẹp khuất lấp ẩn giấu sâu bên trong tâm hồn con người.”

+ Những dự báo về bàn cờ thế là biểu tượng cho những thứ vòng vèo, chùng chình mà nhiều khi con người sa vào, hình ảnh của hoa bằng lăng thay đổi màu sắc cũng ẩn dụ cho quãng thời gian của Nhĩ sắp sửa cạn kiệt.

+ Câu chuyện nói về “bến quê”, bến neo đậu tâm hồn mà mỗi người đều phải trân trọng, giữ gìn để không vì cuộc sống hối hả, sự hào nhoáng mà quên mất….

III. Kết bài

- Nhà văn là người thư kí trong thành của thời đại nhưng đồng thời cũng phải là người cho máu, viết ra bằng gan ruột của mình, với tấm lòng và tài năng mới tạo nên tác phẩm thật giá trị.

- Yêu cầu sáng tạo luôn đòi hỏi nhà văn phải chân thật với mình, với đời, với người, viết bằng tâm, tài, tầm.

- Từ người sáng tạo đến tác phẩm và đem tác phẩm đến người đọc, giá trị của tác phẩm chân chính sẽ được khẳng định qua thời gian

Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của Đà Nẵng các môn khác:

Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2021 của Đà Nẵng, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 Đà Nẵng có đáp án file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
3.4
5 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status