Nội dung bài viết
Để chuẩn bị cho kì thi vào vào lớp 10 sắp tới, chúng tôi sưu tầm và giới thiệu các em tài liệu Đề thi thử môn Văn vào lớp 10 trường trung học phổ thông Hàm Yên năm 2020 có lời giải đi kèm, từ hệ thống kho đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trên cả nước. Nhằm giúp các em ôn tập, rèn luyện giải các dạng đề thi khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi chuyển cấp quan trọng của các em học sinh lớp 9.
Tham khảo thêm một số đề thi thử vào lớp 10 môn học khác:
Phần I. Đọc – hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 3
… “Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”…
(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? “Người đồng mình” được nhà thơ nói tới là những ai? (1,0 điểm)
Câu 2: Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên? Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào? (1,0 điểm)
Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về khổ thơ trên? (2,0 điểm)
Phần II. Làm văn (6,0 điểm)
Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”của tác giả Nguyễn Thành Long.
Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 trường THPT Hàm Yên
Câu 1
- Đoạn thơ trên trích từ bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương
- “Người đồng mình” được nhà thơ nói tới là người vùng mình, người miền mình, có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê hương, cùng một dân tộc.
Câu 2
- Thành ngữ có trong đoạn thơ trên là “Lên thác xuống ghềnh”
- Ý nghĩa của câu thành ngữ: Nhấn mạnh nỗi vất vả, khó nhọc trong cuộc sống làm ăn của “người đồng mình”.
Câu 3: Gợi ý làm bài
- Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về đoạn thơ
- Thân đoạn:
Cuộc sống vất vả cực nhọc và những của phẩm chất cao đẹp của “Người đồng mình” (Mạnh mẽ, giàu ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống…)
Lời nhắn nhủ của cha đối với con (Sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương mình. Biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin …)
- Kết đoạn: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ
Phần II. Làm văn (6,0 điểm)
Dàn ý phân tích về nhân vật anh thanh niên
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
Ví dụ: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.
II. Thân bài
1. Giới thiệu tình huống truyện
- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.
- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.
2. Phân tích nhân vật anh thanh niên
a, Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên
Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ
Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu
Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)
- Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình
b, Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người
- Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:
Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000 m)
Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”
Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp
Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp
- Hành động, việc làm đẹp
Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)
- Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp
Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực
Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người
Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé
→ Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.
- Anh thanh niên đại diện cho người lao động
Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.
Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.
III. Kết bài
- Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.
- Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.
- Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.
Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 khác:
Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn ngữ văn khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về đề thi thử môn văn vào 10 năm 2020 trường THPT Hàm Yên, hỗ trợ tải file word, pdf hoàn toàn miễn phí.