Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Thừa Thiên Huế cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.
Tham khảo thêm:
Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của Thừa Thiên Huế đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.
Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Thừa Thiên Huế được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.
Xem ngay đề thi vào lớp 10 môn văn của trường THPT Chuyên Đại học khoa học - Đại học Huế năm học 2021 - 2022 được chúng tôi cập nhật nhanh nhất tại đây.
Câu 1 (3,0 điểm) Em hãy đọc trích đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Em sinh ra trong sự nâng niu, đón chờ của những người thân và nhiều hơn thế nữa. Tiếng khóc chào đời của em đã thắp thêm niềm hy vọng, niềm tin chiến thắng đại dịch cho những chiến sĩ áo trắng nơi đây. Dù cho ngoài kia, cả thế giới đang chao đảo vì cơn bão tử thần Covid-19, thì em ơi, cứ ngủ thật ngon lành bởi trong này bình yên lắm. Em được chở che trong vòng tay ấm êm của những con người thầm lặng. Đó là những bác sĩ không quản ngày đêm hy sinh bản thân mình, hết lòng vì người bệnh. Tấm chắn giọt bắn lúc nào cũng đầy hơi nước vì không có cơ hội được bỏ ra, lưng áo ướt đẫm mồ hôi cho dù là đang giữa những đông tháng giá. Đó là những người tự nguyện ở luôn trong bệnh viện, cả cái Tết đoàn viên cũng chẳng về nhà. Đó là cô y tá sẵn sàng gửi con nhỏ mới ba cho ông bà chăm sóc, và từng đêm, khi em quấy khóc,có lại bế bồng và hát ru em câu hát "À ơi, con cò bay lả bay la..."
(Bức thư đạt giải Nhất cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 50 (năm 2021) của em Đào Anh Thư, theo vnpost.vn)
a, Dựa vào văn bản, hãy cho biết em bé được sinh ra trong vòng tay ấm êm của những con người thầm lặng nào? (0,5 điểm)
b, Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên. (0,5 điểm)
c, Cho biết mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép sau: "Dù cho ngoài kia, cả thế giới đang chao đảo vì cơn bão tử thần Covid-19, thì em ơi, cứ ngủ thật ngon lành bởi trong này bình yên lắm". (1,0 điểm)
d, Hình ảnh trong câu cuối của văn bản có khiến em rung động? Vì sao? (trả lời trong khoảng 3-5 dòng). (1,0 điểm)
Câu 2. (2,0 điểm)
"Cống hiến thầm lặng vì tình yêu".
Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) về nội dung trên.
Câu 3. (5,0 điểm) Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
(...)
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.131-132)
So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thừa Thiên Huế 2021 cập nhật chính thức từ sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế dưới đây:
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Cách giải:
Có lẽ - thành phần biệt lập tình thái.
Câu 2:
Cách giải:
Hai phép liên kết về hình thức:
- Phép thế: Sợi dây ấy thay thế cho “sợi dây nối tâm hồn Huế ra với cao rộng cuộc đời”.
- Phép lặp: Ngõ Huế
Câu 3:
Cách giải:
- Liệt kê: là cái ngõ ngay trước ngôi nhà ấm áp khói lam chiều, là những ngõ quê thơm mùi đất, những ngõ vườn xao động hoa lá điệu dàng, những ngõ phố sống động đêm khuya, những ngõ chùa nắng vàng như màu thiền xứ sở.
- So sánh: ngõ chùa nắng vàng như màu thiền xứ sở
-> Tác dụng:
+ Biện pháp liệt kê làm nổi bật những nét đặc sắc, phong phú của không gian ngõ Huế.
+ So sánh khẳng định không gian ngõ Huế với màu sắc độc đáo “màu thiền”, tô đậm đặc trưng văn hóa của vùng đất này.
+ Làm cho câu văn có nhịp điệu, giàu hình ảnh.
Câu 4:
Cách giải:
- Tác giả dành tình yêu, sự trân trọng gắn bó với ngõ Huế.
- Tâm hồn tác giả dành sự cảm nhận tinh tế với không gian đặc trưng này của xứ Huế.
-> Đó là tình cảm của người con với quê hương, chạm đến trái tim người đọc, truyền tải tình yêu với những người con quê hương, làm phong phú thêm vẻ đẹp của Huế mộng và thơ.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Cách giải:
I. Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề
II. Thân đoạn
1. Giải thích và nêu biểu hiện của tinh thần tự học
- Tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân.
- Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vấn là quan trọng nhất.
=> Khẳng định vấn đề là hoàn toàn đúng đắn.
2. Bàn luận về tinh thần tự học
a. Từ cách giải thích ở trên ta thấy tinh thần tự học có ý nghĩa cao đẹp
- Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.
- Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân .
- Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức.
- Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh, Macxim Gorki, Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền… Nhờ tự học họ đã trở thành những bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình, quê hương, xứ sở.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình
b. Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Luôn ỷ lại, ù lì, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.
3. Bài học nhận thức và hành động
Tự học có ý nghĩa quan trọng nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.
-Mỗi con người cần có ý chí, nghị lực, chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
III. Kết đoạn
- Đánh giá chung về tinh thần tự học. Cảm nghĩ của bản thân.
Câu 2:
Cách giải:
1. Mở bài:
- giới thiệu đôi nét về 2 văn bản và hai đoạn thơ:
+ Mượn lời tâm sự với con, Y Phương đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” – của con người quê hương miền núi.
+ Qua hình ảnh bếp lửa, Bằng Việt đã thể hiện sâu sắc tình cảm gia đình, quê hương.
2. Thân bài:
a. Khổ thơ bài Bếp lửa: Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà
- Lời tự bạch của đứa cháu khi trưởng thành, xa quê hương: Người cháu vẫn cảm thấy ấm áp bởi tình yêu thương vô bờ của bà.
- Kết thúc bài thơ tác giả tự vấn “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”: Niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng người cháu;
=> Tác giả rất thành công trong việc sáng tạo ra hình tượng mang ý nghĩa thực, mang ý nghĩa biểu tượng: Bếp lửa.
- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự phù hợp với dòng hồi tưởng và tình cảm của cháu.
- Bài thơ chứa đựng triết lý, ý nghĩa thầm kín về tình cảm gia đình, quê hương.
b. Khổ thơ bài Nói với con: lời ngợi ca phẩm chất đẹp đẽ của người đồng mình.
- Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn
+ “Sống trên đá không chê đá gập gềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói/ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc”
→ Phép liệt kê với những hỉnh ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”, “thung nghèo đói”
⇒ Gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc => Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ => Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.
- Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc
+ Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
→ Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin.
Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.
⇒ Cùng với ý thức tự lực, tự cường, người đồng mình còn ngời sáng tinh thần tự tôn dân tộc và khát vọng xây dựng quê hương:
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.
c. Điểm chung của hai đoạn thơ
- Hai văn bản tuy viết vào những thời điểm khác nhau nhưng đều thể hiện thấm đẫm tình yêu nước., yêu quê hương.
- Đều là những dòng thơ tâm tình nói về tình cảm gia đình thiêng liêng và qua đó thể hiện tình yêu sâu sắc của tác giả với đất nước, với quê hương.
3. Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của 2 đoạn thơ4
- Cảm nghĩ của bản thân về tình cảm gia đình, quê hương ở mọi thời đại.
Câu 1 (3 điểm):
a. Theo đoạn trích, em bé được sinh ra trong vòng tay ấm êm không chỉ của người thân mà còn của những con người thầm lặng. Đó là những vị bác sĩ không quản ngày đêm hi sinh thân mình, hết lòng vì người bệnh. Đó là những người tự nguyện ở lại bệnh viện đến Tết đoàn viên cũng chẳng về nhà. Đó là những cô y tả sẵn sàng gửi con nhỏ để từng đêm khi em khóc lại vỗ về âu yếm.
b. Biện pháp tu từ được sử dụng:
Học sinh có thể chọn bất kì biện pháp tu từ nào, lý giải.
Gợi ý:
- Biện pháp điệp từ: “Đó là”
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cảm xúc cho đoạn văn
+ Nhấn mạnh sự hi sinh của những con người thầm lặng.
c. Mối quan hệ giữa các vế câu ghép: “Dù cho ngoài kia, cả thế giới đang choa đảo vì cơn bão tử thần Covid – 19, thì em ơi, cứ ngủ thật ngon lành bởi trong này bình yên lắm” là quan hệ tương phản.
d. Học sinh có thể trình bày theo cảm xúc của mình. Đảm bảo tính hợp lý, đúng đắn. Có lý giải.
Gợi ý:
- Hình ảnh trong câu cuối cùng là hình ảnh của nữ y tá sẵn sàng gửi đứa con còn nhỏ cho ông bà để ở lại bệnh viện, hết lòng vì bệnh nhân.
- Đó là hình ảnh của tình người trong cơn hoạn nạn, là hình ảnh của sự hi sinh từ những con người thầm lặng.
- Thông qua đây, chúng ta càng thêm trân trọng, biết ơn những cống hiến, hi sinh thầm lặng ấy.
Câu 2 (2 điểm):
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cống hiền thầm lặng vì tình yêu
II. Thân bài:
a. Giải thích vấn đề nghị luận
- Cống hiến: là tự nguyện dânh hiến công sức của mình, đóng góp sức mình cho cộng đồng, xã hội.
- Cống hiến thầm lặng là gì?
=> Cống hiến là một đức tính cao đẹp có trong tâm trí con người. Sự cống hiến luôn ẩn chứa đức hy sinh vì một tình yêu mà con người muốn dâng hiến theo sự mách bảo của trái tim…
b. Bàn luận về vấn đề nghị luận
- Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.
- Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.
- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...).
- Dẫn chứng: Những chiến sĩ thầm lặng cống hiến cho cuộc sống tươi đẹp hơn, Đội ngũ y Bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch COVID-19,....
- Ý nghĩa của sự cống hiến thầm lặng:
Thanh niên mang sức trẻ, sự nhiệt tình cống hiến hết mình cho đất nước sẽ khiến cho đất nước giàu mạnh, bền vững và không ngừng phát triển.
Cống hiến cho đất nước cũng cho thấy tinh thần trách nhiệm của bản thân với sự nghiệp chung.
Cống hiến cho đất nước còn giữ gìn truyền thống tốt đẹp của cha ông: cha ông đã bảo vệ tổ quốc khỏi kẻ thù, thế hệ trẻ cống hiến xây dựng đất nước.
Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là những chủ nhân tương lai của đất nước.
c. Phản đề
- Bên cạnh đó có 1 bộ phận thanh niên chưa xác định được tinh thần cống hiến, còn ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình
III. Kết bài:
Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với lối sống cống hiến.
Câu 3 (5 điểm):
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả: Phạm Tiến Duật là nhà thơ lớn, có nhiều sáng tác, trưởng thành trong đội ngũ các nhà thơ thời kháng chiến chống Mĩ.
- Giới thiệu tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969 và được in trong tập Vầng trăng quầng lửa năm 1970
- Đoạn thơ đầu và đoạn cuối là những đoạn thơ đặc sắc làm nổi bật hình tượng người lính lái xe.
2. Thân bài
a. 4 câu thơ đầu:
Không có kính không phải vì xe không có kính
.............
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
- Chiến tranh khiến cho chiếc xe không còn kính, bị biến dạng, tái hiện chân thực nhất hình ảnh của cuộc chiến tranh chống Mĩ khốc liệt.
- Động từ “giật”, “rung” cùng với từ “bom” được nhấn mạnh hai lần càng làm tăng sự khốc liệt của chiến tranh
=> Hai câu thơ đầu giải thích nguyên nhân đồng thời phản ánh mức độ khốc liệt của chiếc tranh.
- Hình ảnh người lính lái xe với tư thế hiên ngang, ngang tàng dù thiếu đi những phương tiện chiến đấu tối thiểu:
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
-> Tính từ ung dung đặt ở đầu câu nhấn mạnh tư thế chủ động, coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe.
- Người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh lớn lao đặc biệt là sự dũng cảm, hiên ngang của họ.
=> Khổ thơ tái hiện sự khốc liệt của chiến tranh và phẩm chất anh hùng, hiên ngang của người chiến sĩ lái xe.
b. 4 câu thơ cuối:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
..........
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
- Bài thơ khép lại với bốn câu thơ thể hiện ý chí sắt đá của những người lính
- Miền Nam chính là động lực mạnh mẽ nhất, sâu xa nhất tạo nên sức mạnh phi thường của người lính cách mạng
- Với biện pháp liệt kê, điệp từ “không có” diễn tả mức độ khốc liệt ngàng càng tăng của chiến trường
- Đối lập với những cái “không có” chỉ cần “có một trái tim” đã làm nổi bật sức mạnh, ý chí ngoan cường của người lính lái xe.
- Hình ảnh trái tim là một hoán dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo, khẳng định phẩm chất cao quý của các chiến sĩ lái xe trên đường ra tiền tuyến lớn. Các anh xứng đáng với truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam; tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước của thế hệ thời đánh Mĩ.
c. Đánh giá chung
Hai khổ thơ đầu và cuối tác phẩm chính là những minh chứng tiêu biểu cho những khó khăn nơi chiến trường và thể hiện tinh thần hiên ngang của người lính, lòng yêu nước cháy bỏng của người bộ đội cụ Hồ trong cuộc chiến khốc liệt.
3. Kết bài
- Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là tác phẩm đậm chất trữ tình cách mạng. Nhà thơ đã khắc hoạ hình ảnh các chiến sĩ lái xe Trường Sơn bằng tình cảm mến yêu và cảm phục chân thành.
- Hai khổ thơ đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp của người lính lái xe và hình tượng những chiếc xe không kính trong bom đạn khốc liệt nói lên phẩm chất cao đẹp của thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ.
Câu 1:
Cách giải:
1. Mở bài:
Giới thiệu nội dung vấn đề nghị luận: Con người muốn trưởng thành cần ý thức được những thiếu sót của bản thân. Ý thức được sai lầm có thể gây ra tổn thương cho người khác để hoàn thiện bản thân hơn.
2. Thân bài:
* Giải thích:
- Bao dung: Là sự chấp nhận, bỏ qua những sai lầm, thiết sót của người khác.
- “Những điều con muốn có thể làm tổn thương người khác”: Là những lỗi lầm gây ảnh hưởng tới người khác.
=> Người cha muốn con mình phải biết tự ý thức được hành động của bản thân, ý thức được những sai lầm để từ đó đặt mình vào vị trí của người khác, thấu hiểu, khắc phục và tránh những hành động gây tổn thương người khác.
* Phân tích:
- Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm, phạm phải nhiều lỗi lầm, thiếu sót theo những mức độ khác nhau, việc nhận lỗi và sửa chữa chúng sẽ khiến bản thân ta tốt lên từng ngày, hoàn thiện nhân cách đồng thời lấy lại niềm tin của người khác đối với bản thân mình.
- Sẽ có những ngày cha từ chối làm người bao dung để cho con thấy những điều con muốn có thể làm tổn thương người khác: Người cha muốn con nhận thức được rằng:
+ Lỗi lầm chỉ mang lại cho bản thân những điều tiêu cực như: gây ra tổn thương cho người khác, làm mất lòng tin, chính bản thân ta sẽ cảm thấy áy náy, day dứt khi mắc lỗi,… nhưng khi biết sửa lỗi nó sẽ mang đến cho ta những bài học bổ ích.
+ Cha không thể che chở, bao dung mãi cho con được.
+ Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là người biết nhìn nhận thực tế, sẽ được người khác nhìn nhận và đánh giá cao.
* Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người mắc lỗi lầm nhưng đã biệt nhận lỗi và sửa sai để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải thật tiêu biểu, nổi bật được nhiều người biết đến.
* Phản biện: Trong xã hội vẫn còn có nhiều người khi gây ra lỗi lầm không biết sửa chữa, nhận lỗi về mình; lại có những người vì lợi ích của bản thân mà cố ý gây ra lỗi lầm, tổn thương cho người khác,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán.
* Bài học nhận thức và hành động
- Nhận ra được lỗi sai, những thiếu sót của bản thân để không làm tổn thương đến người thân và mọi người xung quanh.
Câu 2:
1. Mở bài:
– Giới thiệu câu nói: “Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật”
– Giới thiệu bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính và dẫn vào vấn đề: điều làm nên sự sống của một tác phẩm nghệ thuật là nét đẹp phi thường, độc đáo với những hình tượng giàu ý nghĩa.
2. Thân bài:
a. Giải thích câu nói:
– Cái bình thường: những cái đơn giản, một chiều, không có nhiều đặc sắc, không có nhiều góc cạnh, không để lại ấn tượng đặc biệt đối với người đọc, người nghe.
– Cái chết của nghệ thuật: Tác phẩm nghệ thuật không có sức sống, không sống được trong lòng độc giả, không được độc giả đón nhận.
⇒ Câu nói của Huy-go đã khái quát một nguyên tắc sáng tác, một quan niệm thẩm mỹ của chủ nghĩa lãng mạn: không chấp nhận cái bình thường, cái đẹp là cái phi thường. Một tác phẩm nghệ thuật viết về những cái bình thường, hời hợt, dễ dãi, đơn giản, xuôi chiều thì không có giá trị, bị khai tử ngay khi mới chào đời.
⇒ Điều làm nên sự sống của một tác phẩm nghệ thuật chính là nét đẹp phi thường, những hình tượng, chi tiết được trau chuốt cầu kỳ, công phu, mang cái nhìn đa diện, nhiều chiều, ẩn chứa những tầng ý nghĩa sâu sắc.
b. Phân tích bài thơ để làm rõ vấn đề:
Phạm Tiến Duật đã phát hiện cái bất thường trong những hình tượng bình thường và thường đẩy lên mức độ tuyệt đối qua hình tượng con người và đoàn xe vận tải trong chiến tranh:
* Nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” mới lạ:
- Dài, tưởng như có chỗ thừa (các từ "bài thơ về") →mới lạ và độc đáo
→ Làm nổi bật và rõ h/ả toàn bài: những chiếc xe không kính và những ng lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
⇒ Hai chữ "bài thơ" thêm vào nhan đề giúp người đọc thấy rõ hơn cách nhìn cách khai thác hiện thực của tgiả. Ông đã khai thác chất thơ từ hiện thực chiến tranh qua những chiếc xe không kính. Đó cũng là chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh.
* Hình ảnh những chiếc xe không kính qua cái nhìn tếu táo, lạc quan của tác giả:
- Hình ảnh những chiếc xe không kính được tác giả miêu tả trần trụi, chân thực:
“Không có kính không phải vì xe không có kính,
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.”
“… xe không kính
Không có đèn, không mui
Thùng xe có xước”
+ Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, bị máy bay Mĩ bắn phá, kính xe vỡ hết.
+ Động từ “giật”, “rung” cùng với từ “bom” được nhấn mạnh hai lần càng làm tăng sự khốc liệt của chiến tranh
- Nghệ thuật:dùng động từ mạnh(giật, rung, vỡ) ; dùng từ phủ định “không phải”-> Hình ảnh những chiếc xe trở nên độc đáo.
=> Các câu thơ đã giải thích nguyên nhân những chiếc xe lại không có kính, qua đó phản ánh mức độ khốc liệt của chiến tranh.
⇒ Hồn thơ nhạy cảm, giọng thơ ngang tàng, tinh nghịch của người lính đã khiến những chiếc xe không kính trở thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ.
* Hình ảnh người lính lái xe
Đã có nhiều tác phẩm viết về hình tượng người lính: Đồng chí, Ánh trăng,….
Phạm Tiến Duật miêu tả những đặc điểm riêng có của hình tượng những chiến sĩ lái xe Trường Sơn:
- Tư thế hiên ngang, tự tin hiếm có:
So sánh với hình ảnh người lính trong bài Đồng chí của Chính Hữu, Ánh trăng của Nguyễn Duy,…
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
+ Tính từ ung dung nhấn mạnh tư thế chủ động, coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe.
+ Điệp từ “nhìn”: khí phách kiên cường, như thách đố với khó khăn.
- Thái độ, tinh thần lạc quan, bông đùa với những khó khăn:
+ Bụi phun vào tóc, vào mặt là một trò gây cười, mưa ướt áo cứ đi tiếp vì gió lùa áo khô nhanh thôi, xe không kính cũng có cái hay đó là tầm nhìn rộng hơn, thấy được con đường “chạy thẳng vào tim”, thấy sao trời gần hơn “ùa vào buồng lái”.
-> Những khó khăn gian khổ như tăng lên gấp bội vì xe không có kính nhưng không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sĩ lái xe.
+ Điệp từ “ừ thì”: như một cái tặc lưỡi, chép miệng đồng thuận, coi mọi khó khăn là chuyện nhỏ.
=> Thái độ lạc quan, yêu đời, tự tin có chút bướng bỉnh, ngang ngạnh; hình ảnh người lính lái xe hiện lên vừa đáng yêu vừa đáng nể.
- Tình đồng đội thắm thiết, thiêng liêng là sợi dây vô hình nối kết mọi người trong hoàn cảnh hiểm nguy, kề cận cái chết:
+ Tiểu đội xe là “Những chiếc xe từ trong bom rơi” gặp nhau.
+ Tình đồng đội: những cái bắt tay qua “cửa kính vỡ rồi”, là dựng bếp lửa giữa trời, cùng ăn cùng ca hát, cùng mắc võng ngủ trong rừng.
=> Từ trong khó khăn, người lính từ mọi miền xa lạ trở thành “gia đình” của nhau.
- Niềm tin vào chiến thắng:
+ Điệp từ “lại đi”, lí do “vì miền Nam phía trước” : Không gì ngăn cản được các anh đến chi viện cho chiến trường miền Nam.
+ Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” và hoán dụ “trong xe có một trái tim”: tình yêu thương dành cho miền Nam, cho Tổ quốc, là niềm tin và chiến thắng, vào tự do.
-> Hình ảnh "trái tim" là một hoán dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo, khẳng định phẩm chất cao quý của các chiến sĩ lái xe trên đường ra tiền tuyến lớn.
=> Tất cả cùng chung lí tưởng chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng đang tới rất gần.
– Những câu thơ, hình ảnh mới lạ: Phạm Tiến Duật đã dụng công sáng tạo những từ ngữ mới lạ tạo nên nét độc đáo cho bài thơ.
+ “Không có kính không phải vì xe không có kính”
+ “con đường chạy thẳng vào tim”
+ “Bụi phun tóc trắng như người già”
+ “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
+ “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”
c. Đánh giá, nhận xét:
Câu nói của V.Hugo trả lời cho câu hỏi “Điều gì làm nên sự sống của một tác phẩm nghệ thuật?” Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã minh họa rõ cho ý kiến đó.
=> Đánh giá lại vấn đề, đưa ra nhận xét cá nhân
3. Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề: Điều làm nên sự sống cho một tác phẩm nghệ thuật là cái đẹp mới lạ, phi thường.
Đưa ra những suy nghĩ, bàn luận cá nhân kết lại vấn đề.
Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Thừa Thiên Huế các môn khác:
Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2021 của Thừa Thiên Huế, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thừa Thiên Huế 2021, hỗ trợ tải file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!