Logo

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn trường THPT Văn Quán 2020 (Có đáp án)

Đề thi thử vào 10 môn Văn THPT Văn Quán năm 2020 có lời giải chi tiết, được chúng tôi cập nhật mới nhất từ hệ thống kho đề thi, đề kiểm tra tuyển sinh lớp 10. Hỗ trợ học sinh ôn luyện hiệu quả
3.0
2 lượt đánh giá

Để chuẩn bị cho kì thi vào vào lớp 10 sắp tới, chúng tôi sưu tầm và giới thiệu các em tài liệu Đề thi thử môn Văn vào lớp 10 trường trung học phổ thông Văn Quán năm 2020 có lời giải đi kèm, từ hệ thống kho đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trên cả nước. Nhằm giúp các em ôn tập, rèn luyện giải các dạng đề thi khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi chuyển cấp quan trọng của các em học sinh lớp 9.

Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn văn THPT Văn Quán

Phần I.Đọc –hiểu(4,0 điểm):

Đọc và trả lời các câu hỏi:

Đủ chín tháng mười ngày thì bà đẻ ra một cục thịt tròn lông lốc, có đủ mắt, mũi, mồm tai nhưng không có mình mẩy chân tay gì cả. Chồng đã mất, lại sinh ra một quái thai, bà rất buồn phiền.Bà vừa toan vứt đi, thì cục thịt thốt nhiên bảo bà  rằng: “ Mẹ ơi, con là người đây, mẹ ạ! Mẹ đừng bỏ con đi mà tội nghiệp!”.Bà cảm động, bọc cục thịt vào lòng, nâng niu và cho con bú.

Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì của văn học dân gian?

Câu 2: Nhân vật được nói tới là ai? Nhân vật ấy có đặc điểm như thế nào?

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn trên.

Câu 4: Từ đoạn văn, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tình mẫu tử?

Phần II. Viết (6,0điểm):

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của bài ca dao sau:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,

Nhớ ai dãi nắng dầm sương, 

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Đề thi thử vào 10 môn văn trường THPT Văn Quán 2020-1

Đề thi thử vào 10 môn văn trường THPT Văn Quán 2020-2

Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT Văn Quán 2020

Đáp án đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn trường THPT Văn Quán​​​​​​​

Phần I.Đọc –hiểu(4,0 điểm):

Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản  chuyện cổ tích “ Sọ Dừa”, là kể dân gian và thuộc thể loại truyện cổ tích; truyện cổ tích thần kì

Câu 2

- Nhân vật được nói tới là Sọ Dừa.

- Đặc điểm của nhân vật: Là một cục thịt tròn lông lốc, có đủ mắt, mũi, mồm tai nhưng không có mình mẩy chân tay, biết nói.

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn

- Sọ Dừa sinh ra là một cục thịt tròn lông lốc, có đủ mắt, mũi, mồm tai nhưng không có mình mẩy chân tay nhưng lại biết nói.

- Tình thương yêu của người mẹ đối với đứa con

Câu 4: Đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tình mẫu tử

Giới thiệu vấn đề

- Dẫn dắt vào bài bằng các tình cảm cao quý trong cuộc sống của mỗi người: tình cảm gia đình, tình anh em, tình cảm bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước…

- Nhấn mạnh tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng

Bàn luận vấn đề

* Khái quát về tình mẫu tử:

Theo nghĩa của từ thì “mẫu” là mẹ, “tử” có nghĩa là con, theo nguyên nghĩa thì “mẫu tử” có nghĩa là mẹ con. Nhưng thông thường người ta nói đến tình mẫu tử là nói đến tình cảm yêu thương, che chở, bảo vệ… của người mẹ dành cho con.

* Bàn luận về tình mẫu tử

- Tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt và thiêng liêng trong lòng mỗi người bởi:

+ Đó là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời: từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Cuộc đời của người con cũng chính là cuốn nhật ký của người mẹ.

+ Là tình cảm mang tính cao cả: mẹ, là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố.

+ Tình mẫu tử cũng là tình cảm tự nhiên và mang tính trách nhiệm (lấy dẫn chứng thực tế)

+ Tình mẫu tử có cội rễ sâu xa từ lòng nhân ái – truyền thống đạo lí của dân tộc ta hàng nghìn đời nay (dẫn chứng)

- Nếu được sống trong tình mẫu tử thì con người ta sẽ vô cùng hạnh phúc, còn nếu thiếu thốn tình mẫu tử thì sẽ là người chịu thiệt thòi và bất hạnh (dẫn chứng).

- Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn.

- Phê phán những hành động đi ngược lại với đạo lí: mẹ bỏ rơi con hay con đối xử không tốt với mẹ, bỏ mặc mẹ

   Trách nhiệm của mỗi con người trước tình mẫu tử:

- Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng bao la, rộng lớn và vĩ đại, mẹ là người đã suốt đời hi sinh vì con. Chính vì thế con cái cần biết trân trọng những tình cảm đó và phải sống làm sao để xứng đáng với tình cảm đó.

- Không ngừng nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức, trở thành con người có ích cho xã hội để đền đáp lại những tình cảm cao cả mà mẹ dành cho ta. Bởi điều mà mỗi người mẹ mong muốn chỉ là con mình khôn lớn nên người.

- Không được có những hành động trái với đạo làm con như vô lễ, bất kính với mẹ, đối xử không tốt với mẹ, hay hơn cả là sử dụng bạo lực, bỏ rơi mẹ của mình. Đây như một tội ác không thể tha thứ được.

Kết thúc vấn đề:

Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất đối với mỗi người. Cần trân trọng tình cảm ấy, sống làm sao cho thật xứng đáng với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Như lời Phật răn dạy “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc – đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”.

Phần II. Viết (6,0điểm):

1. Mở bài

- Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải, sáng tác vào đầu thế kỉ XX, sau được dân gian hóa mà thành ca dao.

- Nội dung vừa là nỗi nhớ quê hương tha thiết, vừa là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa.

2. Thân bài

* Nội dung bài ca dao:

- Cách hiểu thứ nhất: Nỗi nhớ quê hương của người đi xa:

  • Nhân vật trữ tình (Anh) là người đang sống xa quê, da diết nhớ quê.

  • Nỗi nhớ biểu hiện cụ thể qua: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, là những món ăn dân dã, quen thuộc hàng ngày của dân quê, gợi hình ảnh những bữa cơm gia đình sum vầy, đầm ấm và ước mong được trở lại quê hương.

  • Nhớ người thân yêu: Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Đại từ phiếm chỉ ai, cấu trúc câu lặp bằng điệp từ đứng đầu: Nhớ ai… Nhớ ai mang đậm nét nghệ thuật dân gian của ca dao, đặc tả nỗi nhớ thương mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, gắn liền với cuộc sống lao động vất vả, lam lũ.

  • Trong câu 4, ai có thể là người con gái mà chàng trai xa quê (Anh) đem lòng yêu mến. Hình ảnh tát nước bên đường gợi liên tưởng đến ý đó vì hay được nhắc đến trong ca dao (Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?…)

  • Tất cả các kỉ niệm thấm đượm ân tình của quê hương kết thành nỗi nhớ mênh mông trong lòng người xa xứ.

- Cách hiểu thứ hai: Lời bày tỏ tình yêu

  • Nỗi nhớ nhà, nhớ quê được mượn làm cái cớ để dẫn dắt đến việc bày tỏ tình yêu với cô thôn nữ mà chàng trai thầm yêu trộm nhớ bấy lâu nhưng chưa có dịp ngỏ lời.

  • Đại từ phiếm chỉ ai trong câu 3 và 4 hàm ý chỉ cô gái ấy.

  • Câu 3 và 4 đặt nhân vật (ai) vào hoàn cảnh cụ thể là cuộc sống lao động vất vả (dãi nắng dầm sương) của nông dân ở quê nhà và cảnh tát nước bên đường hôm nao khắc sâu trong tâm tưởng người trai xa quê bời đó là cái mốc khởi đầu cho tình yêu đôi lứa.

  • Nỗi nhớ quê hương, nhớ người yếu hòa làm một nên càng da diết, khắc khoải.

3. Kết bài

- Bài ca dao chỉ có 4 câu với những hình ảnh mộc mạc, dân dã nhưng đã thể hiện sinh động tình cảm gắn bó tha thiết đối với quê hương nên tác động sâu xa tới tâm hồn người đọc.

- Phải thật sự yêu mến quê hương, đất nước thì tác giả mới sáng tác được bài ca dao bình dị và thấm thía như vậy.

Tham khảo thêm các đề thi thử vào lớp 10 khác:

Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn ngữ văn khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về đề thi thử môn văn vào 10 năm 2021 trường trung học phổ thông Văn Quán, hỗ trợ tải file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status