Nội dung bài viết
Trọn bộ đề thi Văn tuyển sinh 10 năm 2020 của các trường THPT tỉnh Trà Vinh cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.
Xem ngay nội dung đề Văn thi vào lớp 10 năm 2020 của tỉnh Trà Vinh được chúng tôi cập nhật nhanh nhất. Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2020 Trà Vinh được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.
Cập nhật ngay lời giải đề thi lớp 10 môn Văn của tỉnh Trà Vinh năm 2020 mới và chính xác nhất để làm căn cứ đọ kết quả bài thi của mình giúp các em học sinh nhanh chóng tính Văn được điểm số mình có khả năng đạt được.
Phần 1: Đọc hiểu
Đề 1
Câu 1:
PTBĐ chính là tự sự
Dấu hiệu nhận biết là từ "chuyện kể" - từ bắt đầu của 1 câu chuyện.
Câu 2:
Có tất cả 3 lượt lời
Dấu hiệu: mỗi lượt lời bắt đầu bằng một dấu gạch ngang, tách thành một dòng riêng biệt
Câu 3:
Em rút ra được bài học là trong cuộc sống cần luôn giữ đạo làm trò, phải luôn ghi nhớ, giữ gìn lòng biết ơn đối với người thầy của mình nói riêng và những người có ơn với mình nói chung. Dù sau này có thành công như thế nào cũng không được phai mờ đi những tình cảm ban đầu, ơn nghĩa thuở hàn vi.
Đề 2
Câu 1:
Kể theo ngôi thứ 3
Dấu hiệu: qua các đại từ nhân xưng, từ xưng hô của các nhân vật trong câu chuyện (một danh tướng, ông...)
Câu 2:
Phương châm lịch sự
Dấu hiệu nhận biết: các kính từ thể hiện sự tôn trọng đối phương trong giao tiếp, nội dung câu nói thể hiện sự tôn trọng cho đối phương đúng với vai vế của mình (của 1 vị dân thường với vị danh tướng: thưa ngài, của 1 người học trò cũ với thầy của mình: thưa thầy)
Câu 3:
Câu nói thể hiện được tài năng trong việc giảng dạy của người thầy giáo (góp phần tạo nên 1 vị danh tướng). Nhưng hơn hết, câu nói thể hiện lòng biết ơn, kính trọng, mến yêu của một người học trò dành cho thầy giáo của mình, thực hiện đúng truyền thống của dân tộc ta là tôn sư trọng đạo. Dù thời gian đã trôi qua rất lâu, nay người học trò cũng đã công thành danh toại nhưng ông luôn khắc ghi lòng kính yêu, biết ơn của mình. Từ đó ta thấy được nhân cách sáng rọi của vị danh tướng.
Phần 2: Làm văn
Câu 1:
1. Mở đoạn
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận "tôn sư trọng đạo"
2. Thân đoạn
- Giải thích nội dung câu thành ngữ từ các từ khóa : tôn trọng, kính yêu, biết ơn người thầy đã dạy ta kiến thức, những điều hay lẽ phải
- Bàn luận: dựa trên các luận điểm chính sau (cần có dẫn chứng cụ thể)
3- Kết đoạn
- Tổng kết lại những quan điểm của em về vấn đề vừa bàn luận. Khẳng định lại 1 lần nữa vai trò, ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo
Câu 2:
1. Mở bài
- Về đề tài quê hương đất nước trong văn học: Đây là một đề tài quen thuộc của văn học nhưng không bao giờ xưa cũ
- Giới thiệu về tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân: Một tác phẩm viết về đề tài quen thuộc nhưng vẫn để lại những rung động sâu sắc trong lòng độc giả bởi tình yêu làng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai- nhân vật trung tâm của tác phẩm
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh đặc biệt của ông Hai
b. Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư
- Tình cảm của ông Hai với làng
- Tình cảm của ông Hai với đất nước, với kháng chiến
+ Ông Hai yêu nước và giàu tinh thần kháng chiến
⇒ Ngôn ngữ quần chúng, độc thoại ⇒ Tự hào, vui sướng, tin tưởng khi nghe tin về cuộc kháng chiến, đó là niềm vui của một con người biết gắn bó tình cảm của mình với vận mệnh của toàn dân tộc
c. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình theo giặc.
- Khi vừa nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: Khi mới nghe tin, ông sững sờ, xấu hổ:
⇒ Nghệ thuật miêu tả tầm lí nhân vật ⇒ bẽ bàng, xấu hổ, ê chề nhục nhã.
- Khi về đến nhà trọ.
⇒ Nghệ thuật miêu tả tâm trạng qua hành động, thái độ, cử chỉ ⇒ Nỗi cay đắng tủi nhục, uất hận trước tin làng theo giặc
- Những ngày sau đó.
⇒ Nỗi ám ảnh nặng nề, biến thành sự sợ hãi thường xuyên.
d. Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính.
- Thái độ ông Hai thay đổi hẳn:
⇒ Vui mừng tột độ, tự hào, hãnh diện khi làng không theo giặc, cũng đồng thời thấy được tình yêu làng, yêu nước của người nông dân như ông Hai
3. Kết bài
- Khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
- Liên hệ tới lòng yêu làng quê, yêu đất nước hôm nay
Ngoài nội dung tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án, các bạn còn có thể tham khảo thêm giải đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh, Văn, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác tại chuyên trang của chúng tôi.
Xem thêm Đề thi vào lớp 10 môn Toán 2020 Trà Vinh có lời giải chi tiết