Logo

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Quảng Nam có đáp án chính thức

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Quảng Nam chính thức có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, chính xác từ sở giáo dục đào tạo Quảng Nam dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo nhanh nhất, hỗ trợ file tải pdf, word miễn phí
2.9
8 lượt đánh giá

Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Quảng Nam cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.

Đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 Quảng Nam chính thức

Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của Quảng Nam đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.

Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Quảng Nam được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.

Đề thi lên lớp 10 môn Văn trường Chuyên tỉnh Quảng Nam 2021 (lần 1)​​​​​​​

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Thuyền lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

(Ngữ văn 9, tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam)

a. (1.0 điểm)

Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?

b. (1.0 điểm)

Trong những từ in đậm ở đoạn thơ trên, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển và chuyển theo phương thức nào ?

Câu 2. (3.0 điểm)

Viết văn ngắn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về khát vọng sống đẹp.

Câu 3. (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 Quảng Nam có đáp án

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn trường Chuyên tỉnh Quảng Nam 2021 (lần 2)

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường gặp người cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn, những người không bao giờ chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình? 

(Phạm Lữ An, Nếu biết trăm năm là hữu hạn,... NXB Văn học, 2015)

a. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong câu văn: "Sao ta không thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình?"

b. Em có đồng ý với quan điểm sau đây không? Vì sao? "cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều" (Trình bày bài làm từ 5-7 dòng)

Câu 2 (3,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Khác biệt không khó, vượt trội mới khó.

Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 3 (5,0 điểm)

Nhà thơ Thanh Thảo nhấn mạnh: "Thơ mỗi người mỗi cách" và "Mỗi nhà thơ đi qua cuộc đời này theo một lối riêng" (Thanh Thảo, Mãi mãi là bí mật, NXB Lao động, 2004)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) để làm sáng rõ: Dù cùng viết về đề tài người lính trong chiến tranh nhưng mỗi nhà thơ có mỗi cách, có một lối đi riêng.

Đề thi vào lớp 10 môn văn chuyên tỉnh Quảng Nam 2021​​​​​​​

Đáp án đề thi Văn vào 10 năm 2021 tỉnh Quảng Nam chính xác nhất

So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Nam 2021 cập nhật từ đội ngũ chuyên gia giải đề của chúng tôi.

Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 trường Chuyên của tỉnh Quảng Nam năm 2021 (lần 1)

Câu 1:

Cách giải:

a. Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

b. Từ nghĩa gốc: Trăng, mây

Từ nghĩa chuyển: bụng

Phương thức chuyển nghĩa: Ẩn dụ

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: khát vọng.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Khát vọng sống đẹp: là mong muốn hướng tới, có được những điều lớn lao, tốt đẹp mà mình mơ ước và quyết tâm, cố gắng thực hiện mục tiêu đó hết sức mình.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người có khát vọng sống đẹp:

+ Sống có ước mơ, hoài bão, luôn biết đặt ra những mục tiêu cho bản thân mình.

+ Cố gắng thực hiện những mục tiêu mà bản thân đã đề ra bằng tất cả khả năng của mình.

+ Khi vấp ngã hay gặp khó khăn cũng không nản chí mà biết đứng dậy bước tiếp về phía trước.

- Lợi ích, ý nghĩa của việc sống có khát vọng:

+ Có động lực vươn lên trong cuộc sống, giúp chúng ta mở rộng tầm hiểu biết và hoàn thiện bản thân mình.

+ Đạt được những điều chúng ta mơ ước, khát vọng, từ đó cuộc sống của chúng ta sẽ hạnh phúc hơn.

+ Là tấm gương sáng để người khác học tập và noi theo.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Tuy nhiên trong cuộc sống cũng có nhiều người sống không có khát vọng, ước mơ, chỉ nghe theo sự sắp đặt của người khác hoặc quá ảo tưởng về khả năng của bản thân mà không chịu cố gắng thực hiện khát vọng của mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán.

3. Kết bài

Khẳng định lại tầm quan trọng của khát vọng và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 3:

Cách giải:

1. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả Lê Minh Khuê, tác phẩm Những ngôi sao xa xôi

+ Lê Minh Khuê là nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.

+ Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm viết trong cuộc chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng ác liệt, ngợi ca tinh thần dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong.

- Giới thiệu nhân vật Phương Định, nêu cảm nhận chung về nhân vật.

2. Thân bài

a. Khái quát về truyện

- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt, thanh niên miền Bắc lúc khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai”, lúc đó tác giả từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.

- Giá trị nội dung: Truyện đã khắc họa rõ nét tâm hồn trong sáng, mộng mơ cùng tinh thần lạc quan, dũng cảm, giàu nghị lực của những cô gái thanh niên xung phong đặc biệt là Phương Định.

b. Cảm nhận về nhân vật Phương Định

*Hoàn cảnh sống và chiến đấu của Phương Định

- Sống trong hầm giữa chân đồi cao điểm.

- Công việc : đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ, "chạy trên cao điểm cả ban ngày".

-> Hoàn cảnh sống và công việc hết sức nguy hiểm, căng thẳng, cái chết luôn rình rập.

*Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Phương Định

- Phương Định là một cô gái có tâm hồn trong sáng

+ Trẻ trung, mơ mộng

Là cô gái trẻ người Hà Nội

Từng có thời học sinh hồn nhiên, vô tư

Hay nhớ về những kỉ niệm

+ Nhạy cảm, hay quan tâm đến hình thức

Tự đánh giá mình là một cô gái "khá"

Biết được mình được nhiều người để ý

+ Hay mơ mộng, tìm thấy điều thú vị trong cuộc sống và trong công việc hết sức nguy hiểm

+ Hồn nhiên, yêu đời, thích hát

Thích hát, thuộc nhiều bài hát, còn bịa cả lời mà hát

Dưới cơn mưa đá, cô "vui thích cuống cuồng"

* Phương Định là một người có phẩm chất anh hùng

- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc

+ Nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày

+ Hành động chuẩn xác, thuần thục

+ Xem công việc quan trọng hơn cả tính mạng của mình

- Dũng cảm, gan dạ

- Bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng

- Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom

+ Ban đầu có vẻ căng thẳng, hồi hộp

+ Cô cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo

+ Lòng tự trọng của cô đã chiến thắng cả bom đạn

- Thương yêu đồng đội

+ Hiểu rõ tính tình, sở thích của đồng đội

+ Chăm sóc Nho chu đáo

+ Hiểu rõ tâm trạng lo lắng của chị Thao khi Nho bị thương

+ Với đại đội trưởng, chỉ tiếp xúc qua điện thoại nhưng biết rõ cách ăn nói

+ Quý trọng, cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô đã gặp.

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định.

Đáp án đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 trường Chuyên tỉnh Quảng Nam lần 2 2021

Câu 1:

Cách giải:

a. Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ

Tác dụng: Tạo điểm nhấn, tăng sức gợi hình gợi cảm. Nhấn mạnh việc sống là chính mình.

b. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, theo quan điểm khác nhau, lý giải.

Gợi ý:

Đồng tình:

- Định kiến là những gì con người cho rằng là đúng mang tính chất bảo thủ khó thay đổi. Định kiến của bản thân khiến chúng ta sợ hãi, không dám thay đổi, bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển bản thân và điều đó thật sự rất tệ.

- Nếu chúng ta bị điều khiển bởi định kiến của người khác nghĩa là chúng ta đang chưa thực sự sống. Nói một cách khác chúng ta giống như những người máy làm việc theo sự điều khiển của người khác. Cuộc sống chỉlà vô nghĩa. Điều này còn tệ hại hơn rất nhiều.

Câu 2:

Cách giải:

I. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận

II. Thân bài

1. Giải thích

+ Khác biệt: là không giống xu hướng chủ đạo;là bỏ qua cạnh tranh, vì không muốn mình làm giống với những gì người khác đang làm.

+ Vượt trội là động lực, niềm tin, sức mạnh giúp chúng ta vượt qua biết bao những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mình, động lực giúp ích cho cuộc sống, con người cũng như tạo nên nhiều giá trị to lớn cho cuộc sống của mình.

=> Khẳng định câu nói đúng đắn. 

2. Biểu hiện

a. Khác biệt không khó:

- Mỗi người có một suy nghĩ, quan điểm riêng của bản thân, vì vậy cần bảo vệ quan điểm của mình để không theo xu hướng đám đông.2

b. Vượt trội mới khó:

- Những người suy nghĩ và hành động ngược với số đông dễ bị dư luận gây sức ép, kỳ thị và có thể phải ra khỏi tập thể.

- Đối với các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm sống và kiến thức xã hội về các vấn đề mà các bạn bất ngờ gặp phải, dễ bị cuốn theo “tâm lý đám đông”, không dám thể hiện quan điểm của bản thân, vượt lên chính mình.

=> Cần cố gắng, có niềm tin, sức mạnh vào bản thân đểgiúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mình

3. Nêu dẫn chứng minh họa: Học sinh lấy dẫn chứng sao cho phù hợp

4. Nhận thức hành động đúng cần có

- Cần trau dồi kiến thức, có sự trải nghiệm thực tế để bản thân có những hiểu biết, không ngừng nâng cao nhân phẩm, đạo đức, từ đó phân biệt rõ phải trái trước mọi vấn đề trong cuộc sống.

III. Kết bài

Khẳng định vấn đề nghị luận.

Câu 3:

Cách giải:

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vào nhận định

- Giới thiệu khái quát hai tác giả và tác phẩm được đề cập tới

II. Thân bài:

1. Giải thích nhận định

- Thơ mỗi người mỗi cách: Mỗi một nhà thơ lại mang trong mình một phong cách nghệ thuật riêng, một sở trường trong những đề tài riêng mà ở đó cái tôi của mỗi nhà thơ được khẳng định không lu mờ, lẫn lộn.

- Mỗi nhà thơ đi qua cuộc đời này theo một lối riêng: Thơ là tấm gương phản chiếu đời sống. Nhưng mỗi nhà thơ lại có những góc nhìn khác nhau về cuộc sống và cảm nó theo một cách riêng.

2. Chứng minh qua hai tác phẩm Đồng Chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

* Hai tác phẩm đều viết về đề tài người lính nhưng ở mỗi tác phẩm, người lính lại hiện lên với những hình ảnh khác nhau, mang những vẻ đẹp khác nhau.

a. Hai tác phẩm đều viết về đề tài người lính thời đại Hồ Chí Minh.

Hai tác phẩm đều viết về đề tài người lính thời đại Hồ Chí Minh và vì thế chúng cũng ít nhiều mang những nét tươn đồng:

+ Chung mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc.

+ Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

+ Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu.

+ Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng.

b. Tuy nhiên mỗi nhà thơ lại có lối đi riêng:

* Đồng chí – Người lính của vẻ đẹp chân chất mộc mạc xuất thân từ nông dân

- Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng cao quí.

+ Những người lính xuất thân từ nông dân, ở những miền quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”,"đất cày lên sỏi đá”. Họ “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”.

+ Họ đến với cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe theo tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện lên đường. Phía sau họ là bao cảnh ngộ: xa nhà, xa quê hương, phó mặc nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con đểsống cuộc đời người lính.

+ Trải qua những ngày gian lao kháng chiến đã ngời lên phẩm chất anh hùng ở những người nông dân mặc áo lính hiền hậu ấy. Hình ảnh họ lam lũ với “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, với "chân không giày". Đói, rét, gian khổ khắc nghiệt đã khiến người lính phải chịu đựng những cơn sốt rét: “miệng cười buốt giá”, "sốt run người”, ”vừng trán ướt mồ hôi”.

+ Họ có một đời sống tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc:Lòng yêu quê hương và gia đình thể hiện qua nỗi nhớ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, niềm thương “gian nhà không”, qua ý thức về cảnh ngộ “quê hương anh nước mặn đồng chua” và “làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

Từ hiện thực cuộc sống gian lao thiếu thốn, họ vun đắp được tình đồng chí keo sơn, gắn bó với lòng yêu thương giữa những con người cùng cảnh ngộ, cùng chung lí tưởng, chung mục đích và ước mơ. Gian lao thửthách khiến tình đồng chí, đồng đội thêm keo sơn, sâu sắc. Ngược lại, tình đồng chí ấy lại giúp người lính có sức mạnh để vượt qua gian lao thử thách.

=> Hình ảnh người lính Cụ Hồ trong những ngày kháng chiến chống Pháp được Chính Hữu khắc họa trong tình đồng chí cao đẹp, tình cảm mới của thời đại cách mạng. Họ được khắc họa và ngợi ca bằng cảm hứng hiện thực, bằng những chất thơ trong đời thường, được nâng lên thành những hình ảnh biểu tượng nên vừa chân thực, mộc mạc, vừa gợi cảm lung linh.

* Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Người lính với nét trẻ trung, sôi nối, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại.

- Nếu như những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ, quê hương họ là những nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” thì những chiến sĩ lái xe Trường Sơn lại là những thanh niên có học vấn, có tri thức, đã được sống trong thời bình, được giác ngộ lí tưởng cách mạng cao cả, họ ra đi trong niềm vui phơi phới của sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, yêu đất nước.

+ Hình ảnh người lính lái xe – hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ phơi phới, dũng cảm, yêu thương được khắc họa qua hình ảnh những chiếc xe không có kính và một giọng điệu thơ ngang tàn, trẻ trung, gần gũi.

+ Những chiếc xe không có kính là hình ảnh để triển khai tứ thơ về tuổi trẻ thời chống Mỹ anh hùng. Đây là một thành công đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Qua hình ảnh chiếc xe bị bom giặc tàn phá, nhà thơ làm hiện lên một hiện thực chiến trường ác liệt, dữ dội. Nhưng cũng “chính sự ác liệt ấy lại làm cái tứ, làm nền để nhà thơ ghi lại những khám phá của mình về những người lính, về tinh thần dũng cảm, hiên ngang, lòng yêu đời và sức mạnh tinh thần cao đẹp của lí tưởng sống cháy bỏng trong họ”.4

+ Phân tích các dẫn chứng: tư thế thật bình tĩnh, tự tin “Ung dung buồng lái ta ngồi”, rất hiên ngang, hào sảng “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Một cái nhìn cuộc đời chiến đấu thật lãng mạn, bay bổng, trẻ trung: “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”.

+ Và độc đáo hơn nữa là tinh thần hóa rủi thành may, biến những thách thức thành gia vị hấp dẫn cho cuộc đối đầu, khiến cho lòng yêu đời được nhận ra và miêu tả thật độc đáo: các câu thơ “ừ thì có bụi”,"ừ thì ướt áo” và thái độ coi nhẹ thiếu thốn gian nguy “gió vào xoa mắt đắng”. Họ đã lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, thái độ hiên ngang để thắng cái vạn biến của chiến trường gian khổ và ác liệt.

+ Sâu sắc hơn, nhà thơ bằng ống kính điện ảnh ghi lại được những khoảnh khắc “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”, "nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Đó là khoảnh khắc người ta trao nhau và nhà thơ nhận ra sức mạnh của tình đồng đội, của sự sẻ chia giữa những con người cùng trong thử thách. Nó rất giống với ý của câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” của Chính Hữu, nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn.

+ Hai câu kết bài thơ làm sáng ngời tứ thơ “Xe vẫn chạy…” về tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: Họ mang trong mình sức mạnh của tình yêu với miền Nam, với lí tưởng độc lập tự do và thống nhất đất nước.

3. Bàn luận:

- “Lối đi riêng” là yếu tố làm nên những tác phẩm có giá trị. 

- “Lối đi riêng” cũng là cách tạo nên tên tuổi của những tác giả, để lại những dáu ấn riêng trong lòng người đọc.

- Chính nhờ những “lối đi riêng” mà cuộc sống được tái hiện trong những trang văn trở nên sinh động, đa dạng hơn.

- Tuy nhiên cho dù đi theo lối đi nào thì các nhà thơ nói riêng và các tác giả nói chung đều hướng tới cuộc sống với những giá trị nhân đạo, giá trị nội dung sâu sắc.

III. Kết bài:

Tổng kết vấn đề

Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Quảng Nam các môn khác:

Cập nhật điểm chuẩn vào 10 năm 2021 tỉnh Quảng Nam chính xác nhất. Mời các bạn tham khảo tại đây.

Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2021 của Quảng Nam, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 Quảng Nam (có đáp án) file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
2.9
8 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status